Dư nợ ngắn hạn

Một phần của tài liệu Phân tích rủi ro tín dụng cho vay cá nhân tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh Cần Thơ (Trang 46 - 50)

PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG CHO VAY CÁ NHÂN

4.2.3.1Dư nợ ngắn hạn

Nhìn chung tình hình dư nợ tín dụng ngắn hạn của Sacombank Cần Thơ liên tục tăng qua các năm. Năm 2005, đạt 139.418,37 triệu đồng đến cuối năm 2006, tình hình dư nợ của chi nhánh tăng 80.016,79 triệu đồng, đạt 219.435,16 triệu đồng. Đến năm 2007 dư nợ của cá nhân chi nhánh Cần Thơ đạt 410.446,96 triệu đồng, tăng 191.011,80 triệu đồng, tương ứng tăng 87,05% so với năm trước đó. Tình hình dư nợ ngắn hạn vào cuối mỗi năm tăng cao so với năm trước là do một phần doanh số cho vay tăng. Mặt khác, phần lớn nhu cầu vốn vay ngắn hạn thường vào thời điểm giữa năm hoặc cuối năm. Do nhu cầu bổ sung vốn thiếu hụt tạm thời để mua hàng hoá dự trữ hay sản xuất để tiêu thụ vào thời điểm cuối năm hoặc phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng vào cuối năm nhiều hơn đầu năm. Bên cạnh đó, nền kinh tế đạt được nhịp độ tăng trưởng cao, năm 2006 tốc độ tăng trưởng đạt 8,17%. Đến năm 2007 mức tăng trưởng kinh tế là 8,44%, nhu cầu sản xuất kinh doanh chuẩn bị hội nhập diễn ra mạnh mẽ, nhu cầu vốn vay sản xuất cao. Do đó dư nợ cuối năm 2006, và 2007 tăng cao. Dư nợ chính là nguồn thu lợi nhuận cho ngân hàng. Chính vì vậy mà dư nợ càng cao thì quy mô tín dụng ngắn hạn của chi nhánh càng lớn. Tuy nhiên cùng với sự tăng cao về tình hình dư nợ thì chi nhánh cần quan tâm chú ý đến chất lượng tín dụng nhằm đạt được mức dư nợ cao, thu lãi nhiều nhưng vẫn thu hồi được nợ, hạn chế được rủi ro.

(Nguồn: phòng Kế toán và Quỹ)

Bảng 10: DƯ NỢ CÁ NHÂN NGẮN HẠN

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu

Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị %

1. Cho vay sản xuất kinh doanh 48.796,43 35,00 76.802,31 35,00 184.701,13 45,00 28.005,88 57,39 107.898,83 140,49

Cho vay cá thể SXKD thông thường 39.037,14 80,00 63.745,91 83,00 147.760,91 80,00 24.708,77 63,30 84.014,99 131,80

Cho vay đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời 0,00 0,00 5.376,16 7,00 16.623,10 9,00 5.376,16 0,00 11.246,94 209,20

Cho vay góp chợ 9.759,29 20,00 6.144,18 8,00 14.776,09 8,00 -3.615,10 -37,04 8.631,91 140,49

Cho vay mở rộng tỷ lệ đảm bảo 0,00 0,00 1.536,05 2,00 5.541,03 3,00 1.536,05 0,00 4.004,99 260,73

2. Cho vay phục vụ đời sống 62.738,27 45,00 98.745,82 45,00 143.656,44 35,00 36.007,56 57,39 44.910,61 45,48

Cho vay tiêu dùng 23.213,16 37,00 36.535,95 37,00 50.279,75 35,00 13.322,80 57,39 13.743,80 37,62

Cho vay CBNV 20.703,63 33,00 34.561,04 35,00 57.462,57 40,00 13.857,41 66,93 22.901,54 66,26

Cho vay mua xe ôtô 11.292,89 18,00 19.749,16 20,00 25.858,16 18,00 8.456,28 74,88 6.108,99 30,93

Cho vay bất động sản 7.528,59 12,00 7.899,67 8,00 10.055,95 7,00 371,07 4,93 2.156,28 27,30

3. Cho vay cầm cố giấy tờ có giá 16.730,20 12,00 21.943,52 10,00 32.835,76 8,00 5.213,31 31,16 10.892,24 49,644. Cho vay nông nghiệp 11.153,47 8,00 21.943,52 10,00 49.253,64 12,00 10.790,05 96,74 27.310,12 124,46 4. Cho vay nông nghiệp 11.153,47 8,00 21.943,52 10,00 49.253,64 12,00 10.790,05 96,74 27.310,12 124,46 Tổng 139.418,37 100,00 219.435,16 100,00 410.446,96 100,00 80.016,79 57,39 191.011,80 87,05

Qua biểu đồ 9 ta thấy có sự gia tăng mạnh trong tổng dư nợ cá nhân trong ngắn hạn. Điển hình ta thấy qua 3 năm có sự tăng mạnh trong lĩnh vực cho vay sản xuất kinh doanh, trong năm 2006 tăng 28.005,88 triệu đồng tức tăng 57,39% so với năm 2005, năm 2007 tăng 107.898,83 triệu đồng (tăng 140,49%) so với năm 2006. Trong lĩnh vực cho vay, ngân hàng đặc biệt chú trọng và hướng đến khách hàng nhỏ lẻ. Do đó đối với cá thể sản xuất kinh doanh hoặc vay vốn ngắn hạn phục vụ cho tiêu dùng được chi nhánh đặc biệt quan tâm và ưu tiên chú trọng công tác tiếp thị, mở trộng thị trường mục tiêu này. Đặc biệt, đối với các khách hàng là cá nhân kinh doanh tại các chợ, trung tâm thương mại, các tiểu thương, họ rất cần vốn để luân chuyển hàng hoá. Mặc dù vốn vay trên mỗi cá nhân nhỏ chỉ khoảng vài chục triệu nhưng số lượng khách hàng này rất lớn, tập trung đông ở thành phố. Mặt khác, với sản phẩm dịch vụ tiện ích phục vụ đến tận nơi cho khách hàng như sản phẩm tín dụng góp chợ, tuy lãi suất tương đối cao nhưng rất thuận lợi cho khách hàng vì được trả góp hàng ngày, hàng tháng theo lãi và vốn chia đều, trả định kỳ theo thu nhập của khách hàng. Vì thế, doanh số cho vay cao và dư nợ luôn chiếm tỷ trọng lớn, trên 87% trong tổng dư nợ ngắn hạn. Do đặc điểm kinh doanh là cần vốn luân chuyển liên tục, do đó lượng vay của các cá nhân kinh doanh rất nhiều lần trong năm. Đặc biệt là vào thời điểm cuối năm, nhu cầu vốn để mua hàng cung ứng cho khách hàng mua sắm trong dịp Noel và năm mới lễ tết là rất lớn. Sau khi thu hồi vốn họ sẽ trả lại cho ngân hàng, thông thường là cuối quý 1 năm sau. Chính vì thế, lượng nợ tồn

cuối mỗi năm đối với khách hàng cá nhân là rất lớn. Bên cạnh đó, cá nhân đến vay ngắn hạn tại chi nhánh phục vụ mục đích tiêu dùng và sản xuất nông nghiệp cũng khá nhiều, nhu cầu đời sống ngày càng tăng cao, việc sản xuất nông nghiệp cần vốn nhiều vào vụ hè thu do phải đầu tư vật tư nông nghiệp nhiều. Chính vì thế dư nợ đối với các đối tượng này rất lớn và tăng liên tục qua các năm. Đây là nguồn thu lớn của chi nhánh. Chính vì những lý do trên mà tình hình dư nợ của Sacombank Cần Thơ đối với lĩnh vực cho vay cá nhân tăng liên tục qua các năm Nguyên nhân của tình hình trên là do ngân hàng luôn hướng hoạt động tín dụng đến từng khách hàng mà đối tượng chủ yếu là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mang lại lợi nhuận cao cho xã hội. Đây chính là lượng khách hàng thường xuyên đến giao dịch tại chi nhánh và mang lại hiệu quả cao. Mặt khác từ hoạt động tín dụng ngắn hạn cung ứng cho khách hàng để sản xuất kinh doanh ngân hàng còn có thể cung ứng các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền,... đi kèm nhằm thu được lợi nhuận nhiều hơn. Hơn thế nữa do nền kinh tế nước ta phát triển không ngừng, đời sống của người dân ngày càng tăng cao. Chính vì thế mà họ không ngừng đầu tư vào sản xuất kinh doanh ngày càng nhiều nhằm thu được lợi nhuận để đáp ứng nhu cầu đời sống cũng như yêu cầu phát triển xã hội. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến dư nợ phục vụ đời sống, dư nợ cầm cố giấy tờ có giá và dư nợ nông nghiệp cũng không ngừng tăng cao qua các năm.

Một phần của tài liệu Phân tích rủi ro tín dụng cho vay cá nhân tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh Cần Thơ (Trang 46 - 50)