PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG CHO VAY 1 Tình hình doanh số thu nợ ngắn hạn

Một phần của tài liệu Phân tích rủi ro tín dụng cho vay cá nhân tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh Cần Thơ (Trang 36 - 40)

PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG CHO VAY CÁ NHÂN

4.2PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG CHO VAY 1 Tình hình doanh số thu nợ ngắn hạn

4.2.1 Tình hình doanh số thu nợ ngắn hạn

(Nguồn: phòng Kế toán và Quỹ) Đi đôi với công tác cho vay thì công tác thu nợ cũng là công tác hết sức khó khăn và vô cùng quan trọng. Doanh số thu nợ cũng thể hiện phần nào hiệu quả công tác tín dụng và hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng. Cùng với sự thay đổi về tình hình cho vay thì doanh số thu nợ của ngân hàng trong lĩnh vực cho vay ngắn hạn cũng tăng hoặc giảm theo. Năm 2005, doanh số thu nợ đạt 450.217 triệu đồng. Đến năm 2006 công tác thu hồi nợ của chi nhánh có phần giảm sút đáng kể, chỉ thu được 408.890 triệu đồng, giảm 41.327 triệu đồng so với năm 2005, giảm 9,18% giảm mạnh hơn so với doanh số cho vay là 8,63%. Điều này phần nào cho thấy công tác quản lý tín dụng của chi nhánh trong năm 2005 chưa thực sự tốt (tình hình thu nợ giảm sút cùng với sự giảm sút đáng kể của doanh số cho vay). Bước sang năm 2007, tình hình thu nợ của Sacombank Cần Thơ được cải thiện đáng kể, doanh số thu nợ của cho vay cá nhân đạt 506.244 triệu đồng, tăng 23,81% so với năm 2006. Từ kết quả trên cho thấy toàn bộ cán bộ nhân viên Sacombank đã tập trung lực lượng chấn chỉnh công tác tín dụng, đặc biệt là công tác cho vay ngắn hạn, hạn chế cho vay đối với đối tượng có tiềm năng rủi ro cao. Ngân hàng trong năm chú trọng đến hiệu quả tín dụng hơn là số lượng cho vay ra. Khách hàng của Sacombank ngày càng đa dạng, nhiều khách hàng làm ăn có hiệu quả hợp tác với chi nhánh. Do đó không những doanh số cho vay tăng mà cả chất lượng món vay cũng tăng.

Bảng 6: THU NỢ CÁ NHÂN THEO THỜI GIAN

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

So sánh 2006/2005 So sánh 2007/2006 Giá trị % Giá trị % Ngắn hạn 139.882,42 128.465,21 164.352,55 -11.417,21 -8,16 35.887,34 27,94 Trung và dài hạn 310.334,58 280.424,79 341.891,45 -29.909,79 -9,64 61.466,66 21,92 Tổng 450.217,00 408.890,00 506.244,00 -41.327,00 -9,18 97.354,00 23,81

( Nguồn: phòng Kế toán và Quỹ)

Bảng 7: DOANH SỐ THU NỢ CÁ NHÂN NGẮN HẠN

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu

Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị %

1. Cho vay sản xuất kinh doanh 51.232,87 36,63 55.386,92 43,11 52.015,13 31,65 4.154,05 8,11 -3.371,79 -6,09

Cho vay cá thể SXKD thông thường 36.990,13 72,20 42.005,47 75,84 40.717,90 78,28 5.015,34 13,56 -1.287,57 -3,07

Cho vay đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời 0,00 0,00 2.963,12 5,35 7.942,73 15,27 2.963,12 0,00 4.979,62 168,05

Cho vay góp chợ 14.242,74 27,80 9.452,60 17,07 962,93 1,85 -4.790,14 -33,63 -8.489,67 -89,81

Cho vay mở rộng tỷ lệ đảm bảo 0,00 0,00 965,74 1,74 2.391,57 4,60 965,74 0,00 1.425,83 147,64

2. Cho vay phục vụ đời sống 68.702,46 49,11 57.809,34 45,00 79.466,91 48,35 -10.893,12 -15,86 21.657,56 37,46

Cho vay tiêu dùng 24.279,45 35,34 22.327,63 38,62 34.763,44 43,75 -1.951,82 -8,04 12.435,81 55,70

Cho vay CBNV 16.969,51 24,70 16.164,00 27,96 18.143,05 22,83 -805,51 -4,75 1.979,05 12,24

Cho vay mua xe ôtô 17.038,21 24,80 13.121,61 22,70 22.497,84 28,31 -3.916,60 -22,99 9.376,23 71,46

Cho vay bất động sản 10.415,29 15,16 6.196,11 10,72 4.062,59 5,11 -4.219,18 -40,51 -2.133,52 -34,43

3. Cho vay cầm cố giấy tờ có giá 9.823,23 7,02 11.465,25 8,92 6.875,98 4,18 1.642,02 16,72 -4.589,27 -40,034. Cho vay nông nghiệp 10.123,86 7,24 3.803,69 2,96 25.994,53 15,82 -6.320,17 -62,43 22.190,84 583,40 4. Cho vay nông nghiệp 10.123,86 7,24 3.803,69 2,96 25.994,53 15,82 -6.320,17 -62,43 22.190,84 583,40 Tổng 139.882,42 100,00 128.465,21 100,00 164.352,55 100,00 -11.417,21 -8,16 35.887,34 27,94

Trong lĩnh vực cho vay sản xuất kinh doanh, tình hình thu nợ tăng giảm liên tục. Điển hình năm 2005, doanh số thu nợ đạt 51.232,87 triệu đồng, năm 2006 doanh số thu nợ đạt 55.386,92 triệu đồng tăng 8,11% so với năm 2005. Năm 2007, đạt 52.015,13 triệu đồng giảm 6,09% so với năm 2006. Về cơ cấu tín dụng ngắn hạn, doanh số cho vay sản xuất kinh doanh năm 2005, năm 2006, năm 2007 là rất cao tổng cho vay cá nhân. Xu hướng tín dụng ngắn hạn của chi nhánh là dần tập trung vốn vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh thu hồi vốn nhanh và đạt hiệu quả cao, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thành phố hiện nay. Trong năm 2006, tình hình sản xuất kinh doanh đã đi vào ổn định, việc ký kết hợp đồng tiêu thụ được đẩy mạnh. Doanh số thu nợ của chi nhánh cũng được cải thiện hơn so với năm trước. Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh các chủ doanh nghiệp có kinh nghiệm quản lý và có chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn đối với những mặt hàng chủ lực có tiềm năng phát triển như chế biến thuỷ hải sản, nông sản, chế biến thức ăn gia súc, gia cầm, mặt hàng may mặc, giày da,... Đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất và chế biến nông sản, sản phẩm từ nông sản của thành phố Cần Thơ trong năm 2006 có những hợp đồng bao tiêu sản phẩm lớn. Mặt hàng thức ăn cho cá được tiêu thụ mạnh do nhu cầu tăng cao kết hợp với việc tăng giá liên tục vào cuối năm. Các doanh nghiệp, cá nhân sản xuất kinh doanh đạt được kết quả cao. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc thu hồi vốn vay của các đối tượng này. Nhưng đến, năm 2007 do giá cả các loại nhiên liệu tăng, giá cả nguyên liệu đầu vào tăng làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của các doanh nghiệp. Do làm ăn kém hiệu quả một số cá nhân sản xuất kinh doanh đã phải ngưng hoạt động. Do những biến động của thị trường làm ảnh hưởng đến việc trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Công tác thu hồi nợ bị giảm sút là do xu hướng chung của nền kinh tế.

Đối với lĩnh vực thu hồi nợ cho vay phục vụ đời sống, doanh số thu nợ liên tục tăng giảm không đều. Năm 2005 chi nhánh thu được 68.702,46 triệu đồng, đến năm 2006 giảm 57.809,34 triệu đồng, giảm tương đương 15,86% so với năm 2005. Việc thu hồi nợ trong năm 2006 trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng cũng gặp nhiều khó khăn do mặc dù năm 2006 đã ghi nhận rất nhiều thành tựu lớn của Việt Nam trên lĩnh vực kinh tế nhưng tốc độ tăng trưởng GDP của cả năm lại chỉ đạt 8,17%, thấp hơn mức tăng trưởng của năm 2005 (8,43%) đã tác động không nhỏ đến đời

sống nhân dân. Tình trạng bất động sản đóng băng cũng là nguyên nhân chính dẫn đến thu nợ mảng sản phẩm cho vay bất động sản giảm mạnh kéo theo tổng thu nợ cho vay phục vụ đời sống giảm là điều có thể chấp nhận được. Tuy nhiên đến năm 2007, doanh số thu nợ từ lĩnh vực cho vay phục vụ đời sống có sự gia tăng đáng kể, tăng 37,46% so với năm 2006, đạt 79.466,91triệu đồng. Về cơ cấu doanh số thu nợ của toàn chi nhánh, tình hình thu nợ phục vụ đời sống trong năm vừa qua chiếm khoảng 35%. Điều này chứng tỏ việc cho vay và thu hồi nợ theo mục đích sử dụng vốn này đạt hiệu quả cao và đang được chi nhánh chú trọng. Mặt khác, do nhu cầu đời sống không ngừng nâng cao, đặc biệt là nhu cầu mua bất động sản, nhà cửa, xe máy, đồ dùng sinh hoạt luôn tăng. Lương của cán bộ công nhân viên được cải thiện và ổn định. Nhà nước có chính sách ưu đãi nhiều hơn cho người lao động. Do đó, việc thu hồi các khoản nợ vay của ngân hàng trong lĩnh vực cho vay phục vụ đời sống trở nên dễ dàng hơn nhờ vào việc liên kết với các đơn vị trực thuộc chủ quản. Mặt khác, do chi nhánh Cần Thơ được thành lập được một thời gian khá dài. Tính đến thời điểm năm 2007 chi nhánh đã hoạt động chính thức tròn 6 năm. Bộ máy cơ cấu tổ chức hoạt động đã gần như hoàn chỉnh của một NH TMCP hiện đại. Do đó việc sàng lọc khách hàng có uy tín, đặt mối quan hệ của chi nhánh được thực hiện một cách triệt để. Không còn tình trạng cho vay tràn lan như những năm mới đi vào hoạt động nữa. Từ đó công tác thu hồi nợ khách hàng đặc biệt là trong cho vay phục vụ đời sống trở nên dễ dàng hơn.

Trong tất cả các lĩnh vực cho vay của chi nhánh Sacombank Cần Thơ, lĩnh vực cho vay sản xuất nông nghiệp là lĩnh vực chứa đựng nhiều rủi ro cao. Doanh số thu nợ năm 2005 đạt 10.123,86 triệu đồng đến năm 2006 giảm còn 3.803,69 triệu đồng, tuy nhiên qua năm 2007 thì lại tăng khá cao đạt 25.994,53 triệu đồng, chiếm 15,82% trong tổng doanh số thu nợ ngắn hạn. Từ tình hình công tác thu hồi nợ trong lĩnh vực nông nghiệp cho thấy công tác tín dụng của chi nhánh trong việc hỗ trợ nông dân sản xuất, chăn nuôi giảm sút đáng kể. Do việc sản xuất nông nghiệp trong năm 2006 gặp rất nhiều khó khăn, giảm sút về sản lượng, giá cả đầu ra không ổn định. Nguyên nhân là trong năm nông dân gặp nhiều thiên tai dịch bệnh. Điển hình là trong năm 2005 dịch cúm gia cầm bùng phát làm nhiều hộ nông dân ở huyện Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Cái Răng bị mất vốn. Bệnh rầy nâu, lùn xoắn lá

không chủ động được nguồn đầu ra cho nông sản và thường bị thương lái ép giá. Chính vì thế mà nông dân không có khả năng hoàn trả lại cho ngân hàng đúng kỳ hạn. Mặt khác do thu nhập chính là từ những sản phẩm nông nghiệp, khi mất nguồn thu này nông dân thường không có nguồn nào khác để trả nợ cho ngân hàng được, tâm lý lúc này của nông dân là trì hoãn việc trả nợ càng lâu càng tốt. Họ chờ đến mùa vụ sau thu được vốn sẽ trả cho ngân hàng. Sang năm 2007, tình hình thu nợ trong hoạt động hỗ trợ cho vay nông nghiệp được cải thiện tốt hơn so với năm trước. Sở dĩ tình hình thu nợ trong lĩnh vực cho vay nông nghiệp của ngân hàng được cải thiện là do trong năm 2007 có sự tăng mạnh trong thu nợ là nhờ có phần đóng góp không nhỏ của sự tăng trưởng hiệu quả trong lĩnh vực nuôi cá tra. Bên cạnh đó lĩnh vực nông nghiệp được thành phố đặc biệt quan tâm hỗ trợ từ công tác chọn giống và phương pháp nuôi trồng hợp lý với điều kiện môi trường thay đổi. Các cơ sở khuyến nông thường xuyên đôn đốc nông dân thực hiện việc kiểm tra phòng ngừa dịch bệnh, cảnh báo dịch bệnh có thể xảy ra trên diện rộng qua các phương tiện thông tin đại chúng để người dân nắm bắt kịp thời. Để từ đó tránh được những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra. Hoạt động nông nghiệp đạt được hiệu quả cao thì việc thu hồi các món vay của ngân hàng được gia tăng đáng kể. Lĩnh vực cho vay nông nghiệp rất nhạy cảm, do đó trong thời gian gần đây, chi nhánh luôn kiểm soát chặt chẽ việc cho vay theo loại hình này. Cho vay nông nghiệp với món vay nhỏ nhưng thu hồi vốn khó do ý thức trả nợ của nông dân chưa cao. Mặc dù chịu mức lãi suất phạt nhưng vẫn còn thấp hơn rất nhiều so với lãi suất vay nóng trên thị trường. Chính vì những lý do phân tích ở trên mà cơ cấu doanh số thu nợ trong lĩnh vực nông nghiệp rất được quan tâm ở chi nhánh

Một phần của tài liệu Phân tích rủi ro tín dụng cho vay cá nhân tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh Cần Thơ (Trang 36 - 40)