PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG CHO VAY CÁ NHÂN
4.2.2 Tình hình thu nợ trung và dài hạn
Doanh số cho vay thực chất chỉ phản ảnh số lượng và qui mô tín dụng, mức độ tập trung vốn vay của một loại tín dụng nhất định mà chưa thể hiện được kết quả sử dụng vốn vay có đạt hiệu quả không cả về phía cá nhân và ngân hàng. Hiệu quả sử dụng vốn được phản ảnh thông qua khả năng trả nợ, để hoạt động cho vay có hiệu quả, điều cần được đặc biệt quan tâm là công tác thu nợ.
Qua biểu đồ 6 ta thấydoanh số thu nợ năm 2006 giảm 9,64% tức 29.909,79 triệu đồng so với năm 2005, sau đó tăng mạnh vào năm 2007, tăng 61.466,66 triệu đồng tăng 21,92% so với năm 2006. Nguyên nhân giảm mạnh vào năm này là do nền kinh tế có nhiều biến đổi mạnh như giá của tất cả các mặt hàng tăng, giá vàng, xăng dầu tăng một cách chóng mặt,…dịch cúm gia cầm hoành hành, các vụ kiện chống phá giá cá Ba Sa, Tôm,…tất cả đã làm cho công tác thu nợ gặp nhiều khó khăn. Vì vậy đã làm cho công tác thu nợ giảm mạnh.
0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 350.000 Triệu đồng 2005 2006 2007 Năm
Biểu đồ 6: THU NỢ CÁ NHÂN THEO THỜI GIAN
Ngắn hạn
Bảng 8: DOANH SỐ THU NỢ CÁ NHÂN TRUNG VÀ DÀI HẠN
Đơn vị tính: triệu đồng
Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị %
1. Cho vay sản xuất kinh doanh 106.463,23 34,31 113.784,83 40,58 116.487,87 34,07 7.321,60 6,88 2.703,04 2,38
Cho vay cá thể SXKD thông thường 93.687,64 88,00 102.974,57 90,50 90.573,52 77,75 9.286,93 9,91 -12.401,05 -12,04
Cho vay đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời 0,00 0,00 739,49 0,65 14.409,07 12,37 739,49 0,00 13.669,58 1.848,53
Cho vay góp chợ 12.775,59 12,00 8.933,52 7,85 8.009,97 6,88 -3.842,07 -30,07 -923,55 -10,34
Cho vay mở rộng tỷ lệ đảm bảo 0,00 0,00 1.137,25 1,00 3.495,31 3,00 1.137,25 0,00 2.358,06 207,35
2. Cho vay phục vụ đời sống 143.789,54 46,33 144.872,80 51,66 138.343,65 40,46 1.083,26 0,75 -6.529,15 -4,51
Cho vay tiêu dùng 55.358,97 38,50 55.010,19 37,97 55.479,88 40,10 -348,78 -0,63 469,69 0,85
Cho vay CBNV 38.104,23 26,50 43.411,71 29,97 40.741,36 29,45 5.307,48 13,93 -2.670,34 -6,15
Cho vay mua xe ôtô 39.542,12 27,50 30.124,31 20,79 32.979,09 23,84 -9.417,82 -23,82 2.854,78 9,48
Cho vay bất động sản 10.784,22 7,50 16.326,59 11,27 9.143,32 6,61 5.542,38 51,39 -7.183,28 -44,00
3. Cho vay cầm cố giấy tờ có giá 38.908,21 12,54 21.142,05 7,54 43.248,87 12,65 -17.766,16 -45,66 22.106,82 104,564. Cho vay nông nghiệp 21.173,60 6,82 625,11 0,22 43.811,06 12,81 -20.548,49 -97,05 43.185,95 6.908,52 4. Cho vay nông nghiệp 21.173,60 6,82 625,11 0,22 43.811,06 12,81 -20.548,49 -97,05 43.185,95 6.908,52 Tổng 310.334,58 100 280.424,79 100,00 341.891,45 100,00 -29.909,79 -9,64 61.466,66 21,92
Sở dĩ thu nợ đạt hiệu quả là do công tác thu nợ của Ngân hàng Sacombank Cần Thơ đã tiến hành theo đúng Quyết định 493/2005 của Ngân hàng Nhà Nước. Đây là kết quả của một năm nỗ lực không ngừng trong việc làm trong sạch nợ xấu, nợ quá hạn của toàn Chi nhánh. Kết quả này cũng tạo một bước ngoặc cho Chi nhánh trong việc nâng cao chất lượng tín dụng đồng thời làm giảm rủi ro trong quá trình hoạt động của mình. Tuy nhiên, để có thể cạnh tranh với các ngân hàng khác trong tương lai, để có thể đạt kết quả lợi nhuận cao hơn nữa thì cần phải có một sự quyết tâm và nỗ lực không ngừng của toàn Chi nhánh. Tuy nhiên do việc chú trọng vào tín dụng ngắn hạn đã làm cho doanh số thu nợ trung và dài hạn của ngân hàng trong những năm qua không có sự cân đối trong thu nợ, khi thì tăng, khi thì giảm. Chính vì thế ngân hàng cần chú trọng hơn nữa trong công tác tín dụng trung và dài hạn để góp phần làm tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Nếu tín dụng trung và dài hạn được phát triển đúng mức và không vượt quá giới hạn cho phép thì đây là nguồn thu lợi nhuận tốt cho ngân hàng.
Trong những năm qua sản xuất kinh doanh là ngành được Ngân hàng quan tâm nhiều nhất, doanh số cho vay của Ngân hàng tập trung chủ yếu ở ngành này và liên tục tăng lên qua các năm. Do đó, doanh số thu nợ của ngành thương mại và dịch vụ cũng tăng lên theo tốc độ tăng của doanh số cho vay.
Doanh số thu nợ của ngành sản xuất kinh doanh có chiều hướng tăng lên qua các năm, như năm 2006 tăng lên 7.321,60 triệu đồng (6,88%), năm 2007 tăng lên 2.703,04 triệu đồng (2,38%). Đây là năm mà các tổ chức, cá nhân phát triển, mở rộng quy mô đầu tư tiên phong cho sự kiện Việt Nam thành viên của tổ chức thương mại quốc tế.
Ý thức được tầm quan trọng và vay trò hết sức to lớn của ngành trong định hướng chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh nhà chính vì vậy mà Ngân hàng đã tập trung cho vay trong lĩnh vực này một nguồn vốn lớn. Tuy nhiên bên cạnh việc đầu tư phát triển ngành này Ngân hàng cần thường xuyên nghiên cứu xem xét sự biến động của thị trường kinh doanh có ảnh hưởng đến hoạt động của ngành để từ đó có hướng đầu tư phát triển thích hợp, đảm bảo nguồn vốn cho vay của Ngân hàng được an toàn và hiệu quả.
Nông nghiệp là ngành kinh tế đặc thù của tỉnh vì thế mà trong cơ cấu tín dụng của Ngân hàng cho vay nông nghiệp chiếm một tỷ lệ tương đối lớn (chủ yếu cho vay nuôi cá tra). Nhờ nguồn vốn vay của Ngân hàng mà nhiều hộ nông dân đã cố gắng tăng gia sản xuất từ đó thoát được cảnh nghèo, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện. Năm 2006 thu hồi nợ nông nghiệp giảm do sự tăng giá con giống, thức ăn, các vụ kiện bán phá giá đã ảnh hưởng lớn đến công tác thu nợ làm cho doanh số thu nợ giảm 97,07%. Nhưng đến năm 2007 doanh số thu nợ nông nghiệp tăng lên một cách chóng mặt tăng 43.185,95 triệu đồng. Tình trạng tăng đột biến này là do trong năm 2007 đạt được hiệu quả cao trong sản xuất, trúng mùa, trúng giá thu hồi vốn được nhanh chóng và muốn giữ được quan hệ lâu dài với Ngân hàng mà đa số nông dân đã thực hiện nghĩa vụ trả nợ của Ngân hàng đúng hạn ghi trong hợp đồng tín dụng. Từ đó làm cho doanh số thu nợ của ngành ngày một tăng cao.