Tình hình dư nợ

Một phần của tài liệu Phân tích rủi ro tín dụng cho vay cá nhân tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh Cần Thơ (Trang 44 - 46)

PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG CHO VAY CÁ NHÂN

4.2.3Tình hình dư nợ

Tiếp theo chúng ta sẽ đánh giá tình hình dư nợ của Ngân hàng qua các năm. Dư nợ là kết quả của việc cho vay và thu nợ, nó thể hiện số vốn mà Ngân hàng đã cho vay nhưng chưa thu hồi tại thời điểm báo cáo. Thông qua các số liệu thu thập từ ngân hàng ta tiến hành phân tích như sau:

Bảng 9 : DƯ NỢ CÁ NHÂN THEO THỜI GIAN

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu

Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị % Giá trị %

Ngắn hạn 139.418,37 219.435,16 410.446,96 80.016,79 57,39 191.011,80 87,05

Trung và dài hạn 341.334,63 373.632,84 322.494,04 32.298,21 9,46 -51.138,80 -13,69

Tổng 480.753,00 593.068,00 732.941,00 112.315,00 23,36 139.873,00 23,58

(Nguồn: phòng Kế toán và Quỹ) Qua bảng 9 dư nợ cho vay trên ta thấy có hai vấn đề ở đây, một là nhìn chung tổng quát trên tổng nợ cá nhân qua các năm có sự gia tăng mạnh. Nhưng nếu nhìn một cách chi tiết theo cơ cấu ngắn hạn, trung và dài hạn thì có sự tăng giảm qua các năm. Để thấy rõ điều đó ta quan sát các biểu đồ sau đây:

Dư nợ chính là chỉ tiêu đánh giá quy mô hoạt động tín dụng của một ngân hàng trong từng thời gian nhất định. Dư nợ càng tăng chứng tỏ quy mô tín dụng của chi nhánh ngày càng được mở rộng. Hoạt động tín dụng giữa chi nhánh và các đối tác ngày càng trở nên tốt đẹp và mở rộng sang nhiều đối tượng khác. Quan hệ giữa nhân viên tín dụng với khách hàng ngày càng được củng cố. Qua bảng số liệu trên cũng như qua các biểu đồ trên ta thấy dư nợ của Sacombank chi nhánh Cần Thơ liên tục tăng. Tốc độ tăng luôn ở mức ổn định chứng tỏ hoạt động tín dụng của chi nhánh luôn được củng cố và ít chịu ảnh hưởng bởi những biến động bất thường của nền kinh tế. Trong tổng dư nợ của toàn Sacombank thì dư nợ cá nhân chiếm tỷ trọng rất cao, chiếm hơn 70%. Bởi Sacombank là Ngân hàng có mục tiêu là trở thành ngân hàng hàng đầu trong thị trường bán lẻ, nên việc dư nợ cá nhân chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ của ngân hàng cũng là điều dễ hiểu.

Năm 2005, tổng dư nợ của chi nhánh Cần Thơ đạt 538.878 triệu đồng, đến năm 2006 dư nợ cuối năm tăng 673.838 triệu đồng, tương ứng với 25,04% so với năm trước đó. Đến năm 2007, tình hình dư nợ được củng cố với mức tăng 19,38% so với năm 2006, đạt 840.412 triệu đồng. Qua biểu đồ 7 và 8 ta thấy rất rõ sự tăng giảm không đồng đều giữa dư nợ ngắn hạn và dư nợ trung-dài hạn. Để hiểu rõ nguyên nhân ta đi sâu vào từng khía cạnh của dư nợ theo thời gian.

Một phần của tài liệu Phân tích rủi ro tín dụng cho vay cá nhân tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh Cần Thơ (Trang 44 - 46)