Nợ xấu ngắn hạn

Một phần của tài liệu Phân tích rủi ro tín dụng cho vay cá nhân tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh Cần Thơ (Trang 57 - 61)

1. Doanh số cho vay Triệu đồng 570.453,00 52205,00 646.117,

4.2.5.1 Nợ xấu ngắn hạn

Nợ xấu là chỉ tiêu phản ánh chất lượng của nghiệp vụ tín dụng tại một ngân hàng. Nếu tại một thời điểm nhất định nào đó, nợ xấu chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng dư nợ thì chất lượng tín dụng của ngân hàng kém hiệu quả. Ngược lại, nợ xấu càng nhỏ thì chất lượng tín dụng càng cao, hoạt động kinh doanh của ngân hàng đạt hiệu quả và an toàn. Ta tham khảo bảng số liệu nợ xấu ngắn hạn sau đây:

(Nguồn: phòng Kế toán và Quỹ)

Bảng 15: NỢ XẤU CÁ NHÂN NGẮN HẠN

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu

Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị % Giá trị %

1. Cho vay sản xuất kinh doanh 203,70 272,90 70,59 69,21 33,98 -202,31 -74,13

Cho vay cá thể SXKD thông thường 122,22 136,45 49,42 14,23 11,65 -87,04 -63,79

Cho vay đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00

Cho vay góp chợ 81,48 136,45 21,18 54,97 67,47 -115,27 -84,48

Cho vay mở rộng tỷ lệ đảm bảo 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00

2. Cho vay phục vụ đời sống 271,60 454,84 264,73 183,24 67,47 -190,11 -41,80

Cho vay tiêu dùng 108,64 181,94 158,84 73,30 67,47 -23,10 -12,70

Cho vay CBNV 108,64 159,19 52,95 50,56 46,54 -106,25 -66,74

Cho vay mua xe ôtô 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00

Cho vay bất động sản 54,32 113,71 52,95 59,39 109,34 -60,76 -53,44

3. Cho vay cầm cố giấy tờ có giá 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00

4. Cho vay nông nghiệp 203,70 181,94 35,30 -21,76 -10,68 -146,64 -80,60

Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như của cá nhân luôn tiềm ẩn những rủi ro mà ngân hàng không thể lường trước hết được. Do những biến động bất thường của nền kinh tế, đặc biệt là trong thời kỳ kinh tế thị trường mở cửa hội nhập như hiện nay, khi môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh khốc liệt. Mặc dù lĩnh vực cho vay sản xuất kinh doanh mang lại lợi nhuận rất lớn cho ngân hàng nhưng nó cũng mang lại rủi ro cao nếu như ngân hàng không giám sát chặt chẽ mục đích cũng như tình hình sử dụng nợ của khách hàng.

Nhìn chung tình hình nợ xấu trong lĩnh vực cho vay sản xuất kinh doanh có tăng, giảm qua các năm. Năm 2006 tăng 69,21 triệu đồng, tương ứng 33,98% so với năm 2005. Đến năm 2007 giảm rất lớn, nợ xấu giảm 202,32 triệu đồng tức giảm đến 74,13% so với năm 2006. Chi nhánh ngày càng chú trọng nhiều hơn đến phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng. Nếu phương án khả thi và phù hợp với xu hướng phát triển của từng thời kỳ, khách hàng chứng minh được nguồn thu nhập để trả nợ hợp lý thì ngân hàng mới xem xét cho vay. Chính vì lẽ đó, nợ quá hạn trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh được hạn chế. Đồng thời, qua những lần giao dịch trước, cán bộ tín dụng đánh giá, chọn lọc khách hàng giao dịch có uy tín lâu dài cho ngân hàng.

Nợ xấu trong lĩnh vực tiêu dùng có sự biến động qua các năm, năm 2005 nợ xấu đối với lĩnh vực cho vay tiêu dùng là 271,60 triệu đồng, vào năm 2006 tăng lên 183,24 triệu đồng, tăng 67,47% so với năm 2005. Tuy nhiên, sang năm 2007, tình hình nợ xấu đối với cho vay tiêu dùng ngắn hạn xuống 190,11 triệu đồng, giảm 41,80% so với năm 2006. Trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng ngắn hạn, chủ yếu do khách hàng thiếu tiền tạm thời phục vụ cho việc mua sắm nên đến ngân hàng vay. Khi có tiền khách hàng sẽ đến trả nợ đúng hạn hay trả góp theo thu nhập hàng tháng. Do đó rủi ro trong lĩnh vực vay tiêu dùng tương đối thấp. Tuy nhiên nợ xấu trong năm 2006 đối với lĩnh vực cho vay tiêu dùng tăng cao do công tác thu hồi nợ trong lĩnh vực này còn nhiều hạn chế, do khách hàng nghỉ một thời gian dài không có lương, mất việc hoặc bỏ trốn, hoặc ngưng hoạt động, tình trạng bất động sản đóng băng không bán được dẫn đến tình trạng không có khả năng trả nợ. Do đó chi nhánh cần phải quan tâm hơn nữa đối với lĩnh vực cho vay này.

sản phẩm chế biến xuất khẩu có chứa hàm lượng chất kháng sinh cao hơn mức cho phép. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc tiêu thụ và ký kết hợp đồng của các cá nhân doanh nghiệp này, hàng bị trả lại gây thua lỗ nhiều, ảnh hưởng mạnh đến việc. Các xí nghiệp dày da cũng vướng phải vụ kiện bán phá giá của hiệp hội các nước EU vào tháng 7/2005. Do việc đánh thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng này khá cao, sức ép cạnh tranh của Trung Quốc, Ấn Độ trong việc xuất khẩu hàng dệt may, giày da. Chính vì thế, việc tiêu thụ các sản phẩm tại nước ngoài gặp nhiều khó khăn do không đủ sức cạnh tranh vì những rào cản kinh tế cũng có tác động nhẹ đến đời sống nhân dân. Trong địa bàn thành phố Cần Thơ có khá nhiều xí nghiệp sản xuất thuỷ hải sản, trong đó xí nghiệp CATACO, Công ty chế biến thủy sản Nam Hải, Mêkông, Caseamex, Bình An, Biển Đông, Miền Nam,… chuyên chế biến xuất khẩu với quy mô lớn, xí nghiệp sản xuất dày da Tây Đô...Vì thế khi các doanh nghiệp này làm ăn thua lỗ do không ký được hợp đồng xuất khẩu, các xí nghiệp sản xuất các mặt hàng liên quan cũng gặp nhiều khó khăn như chế biến thức ăn cho cá, gia súc,... Ngân hàng khó thu hồi vốn đúng hạn được mà phải gia hạn lại nợ cho khách hàng lớn thường xuyên giao dịch này. Mặt khác, các cá nhân sản xuất quy mô nhỏ do không đủ năng lực tài chính và sức cạnh tranh trong thời kỳ này đã tuyên bố ngừng hoạt động. Chính vì những lý do hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng gặp khó khăn mà nợ xấu cao trong năm 2005 kéo sang dến năm 2006. Tình hình nợ xấu năm 2007 được cải thiện đáng kể do việc xuất khẩu đạt được kết quả cao, khách hàng tiêu dùng ở nước ngoài ủng hộ và tin tưởng vào chất lượng của hàng Việt Nam, một số công ty được giảm thuế bán phá giá, nền kinh tế tăng trưởng ổn định. Chính vì thế nợ quá hạn của chi nhánh đối với nhóm khách hàng sản xuất kinh doanh được hạn chế lại.

Một phần của tài liệu Phân tích rủi ro tín dụng cho vay cá nhân tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh Cần Thơ (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w