Công nghiệp hóa nông thôn

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn tỉnh Bình Dương trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa (Trang 120 - 125)

- CDCC trong ngành chăn nuôi:

B ảng 2.36 Tình hình SX một số cây trồng chính vùng NN 2 tỉnh ình Dương Chỉ tiêu 1997 2000 2003

3.3.6. Công nghiệp hóa nông thôn

Xây dựng NT của tỉnh trù phú, có NN phát triển, đảm bảo cung ứng thực phẩm cho thành phố, thị xã, thị trấn, đô thị, khu công nghiệp,... cung cấp nguyên liệu cho CNCB và xuất khẩu.

Đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế khu vực NT, tăng cường đầu tư cho NT: thu hút đầu tư trong dân cư trong nước, thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển kinh tế tư

nhân, CDCCKT hợp lí, đưa khoa học công nghệ mới vào SX, giảm chi phí “đầu vào”, chi phí trung gian, nâng cao khả năng cạnh tranh tiêu thụ sản phẩm NN.

Xây dựng một CCKT NT hợp lí, không chỉ có những ngành nông - lâm - thuỷ sản, mà chú trọng các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các ngành dịch vụ phục vụ các ngành nông - lâm - thuỷ sản, các ngành công nghiệp ở khu vực NT. Phát triển các thành phần kinh tế tham gia SX kinh doanh ở NT, khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, kinh tế dân doanh.

Phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, các ngành công nghiệp tại NT, SX các sản phẩm sử dụng nghiều lao động và cả sản phẩm có kĩ thuật trong mối quan hệ với công nghiệp đô thị.

Phát triển các ngành dịch vụ như thương mại, du lịch nghỉ dưỡng, nhà an dưỡng ở NT và các dịch vụ phục vụ SX và sinh hoạt NT.

Phát triển hệ thống tín dụng ở NT nhằm tạo điều kiện cho người lao động NT có kĩ thuật SX, kinh doanh có việc làm và tăng thu nhập.

Khắc phục hiện tượng vừa thừa, vừa thiếu lao động, nguồn lao động NN - NT không có chuyên môn được đào tạo để có thể chuyển sang SX công nghiệp và dịch vụ hoặc xuất khẩu lao động. Tổ chức dạy nghề cho thanh niên NT miễn phí, cho vay tín dụng hoặc trả sau khi có việc làm.

Xây dựng kết cấu hạ tầng ở các khu dân cư NT có một số điều kiện theo kiểu đô thị.

Xây dựng đời sống văn hóa, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, chủ động phòng chống các tệ nạn xã hội đang có xu hướng gia tăng ở NT; thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở ở NT.

Thực hiện tốt chương trình xóa đói giảm nghèo theo tiêu chí mới tỉnh, tạo điều kiện nâng cao nhận thức, tinh thần tự lực vươn lên thoát nghèo trong dân cư NT. Quan tâm giúp đỡ những người có công, diện chính sách, người nghèo để thoát nghèo, thông qua những hoạt động an sinh xã hội, phong trào đền ơn đáp nghĩa,...

KẾT LUẬN

Chuyển dịch cơ cấu NN - NT là một vấn đề đang đựơc Đảng và Nhà nước quan tâm trong chiến lược phát triển KT - XH chung của cả nước. Vì vậy, việc nghiên cứu quá trình CDCCKT NN - NT ở trên mỗi địa bàn trong cả nước đều có ý nghiã quan trọng.

Riêng đối với tỉnh Bình Dương là một tỉnh thuần nông mới được tái lập từ 1997, việc nghiên cứu về quá trình CDCCKT NN - NT có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Một mặt có thể đưa ra cái nhìn tổng quan về quá trình chuyển dịch, mặt khác có thể định hướng xu hướng chuyển dịch trong tương lai và tìm ra những giải pháp hợp lí nhất. Trong quá thực hiện luận văn, chúng tôi đã tiếp cận được với hầu hết các nội dung chủ yếu của quá trình CDCCKT NN - NT trên địa bàn tỉnh Bình Dương và đạt được những kết quả cụ thể:

1. Luận văn đã tổng hợp được những lí luận có liên quan đến nội dung CDCCKT NN - NT một cách có hệ thống.

2. Về nội dung CDCCKT NN - NT tỉnh Bình Dương, luận văn đã đưa ra những nhận xét cụ thể:

- Nền NN có bước phát triển đáng kể, tuy tỉ trọng đóng góp trong cơ cấu GDP toàn tỉnh của ngành NN có giảm nhưng giá trị thực tế ngày càng tăng. Cơ cấu ngành có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm tỉ trọng NN, tăng tỉ trọng ngành lâm nghiệp và thuỷ sản. Trong nội bộ ngành NN cũng có sự chuyển dịch tích cực, tỉ trọng của ngành trồng trọt giảm, tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi. Tính hàng hóa của sản phẩm NN ngày càng cao, nhiều nông sản của tỉnh đã có mặt trên thị trường quốc tế.

- Trên địa bàn toàn tỉnh đã hình thành các vùng SXNN chuyên môn hóa như trồng cây cao su, hồ tiêu, vùng cây ăn quả, vùng rau sạch an toàn, vùng trồng cây cảnh, vùng chăn nuôi bò thịt và bò sữa,... Những vùng SXNN chuyên môn hóa tạo ra khối lượng sản phẩm ngày càng lớn, chất lượng tốt đáp ứng được ngày càng cao của thị trường. Tuy nhiên, tính chuyên môn hóa của các vùng chưa cao, trình độ SX còn thiếu đồng bộ, sản phẩm hàng hóa chưa có chất lượng cao,... Các sản phẩm SX

chưa đáp ứng được nguồn nguyên liệu cho CNCB trong tỉnh mặc dù các ngành CNCB của tỉnh rất đa dạng và quy mô lớn.

- Các ngành nghề công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn NT tỉnh ngày càng phát triển, thu hút một lượng lao động khá lớn, đặc biệt là lao động ở NT. - Chất lượng cuộc sống của dân cư NT ngày càng được nâng cao. Công tác xóa đói giảm nghèo được thực hiện dưới nhiều hình thức và đạt được những kết quả khả quan. Đời sống văn hóa tinh thần ở NT có nhiều chuyển biến, giáo dục đào tạo và y tế được chú trọng phát triển. Tuy nhiên vẫn còn sự chênh lệch khá lớn giữa chất lượng cuộc sống dân cư NT và dân cư thành thị.

- Cơ sở hạ tầng NT phục vụ SX và đời sống dân cư NT (hệ thống thuỷ lợi, mạng lưới điện, hệ thống cung cấp nước sạch, bưu chính,...) ngày càng được tăng cường và HĐH.

Quá trình nghiên cứu cơ cấu và sự CDCCKT NN - NT Bình Dương cũng cho thấy một số kinh nghiệm tiến hành chuyển dịch:

- Trong điều kiện diện tích đất SXNN ngày càng giảm, dân cư NT đông thì không thể chỉ chú trọng vào việc thâm canh, tăng năng suất cây trồng - vật nuôi mà phải phát huy lợi thế của các ngành nghề ngoài NN như khôi phục các ngành nghề truyền thống, phát triển các ngành nghề mới như tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ để thu hút lao động, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động.

Đối với SXNN cần chú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ, xóa dần độc canh cây lương thực, tăng cường các loại cây công nghiệp lâu năm, cây rau đậu, cây hoa quả, cây đặc sản phục vụ nhu cầu dân cư thành thị và tiến tới xuất khẩu. Trồng trọt và thuỷ sản có khá nhiều mô hình chỉ phát huy được hiệu quả khi có sự tham gia của ngành du lịch nên phải sớm tiến hành liên kết với ngành du lịch tỉnh với các thành phố lân cận hình thành các tuyến du lịch để NN tỉnh có thị trường tiêu thụ nông - thuỷ sản.

- Cần cụ thể hóa chính sách thu hút cán bộ, đào tạo cán bộ và nguồn nhân lực cho ngành NN - NT và sử dụng công nghệ thông tin để quảng bá sản phẩm. Các báo, đài nên quảng bá về sản phẩm NN và thị trường cũng như thông tin về khuyến

nông, lâm, thuỷ sản,...

- Trước nguy cơ ô nhiễm môi trường do phát triển mạnh công nghiệp và đô thị gây ô nhiễm nguồn nước do chất thải từ các khu công nghiệp cần có những biện pháp để khắc phục giúp cho ngành trồng trọt và thuỷ sản phát triển.

Dựa trên kết quả nghiên cứu về tiềm năng và thực trạng phát triển NN - NT ở địa bàn toàn tỉnh, luận văn đã mạnh dạn đề xuất phương án phân vùng hiện trạng phát triển NN - NT và dự kiến thế mạnh phát triển của mỗi vùng trong tương lai. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, phân tích, đánh giá những lợi thế, khó khăn đối với quá trình CDCCKT NN - NT Bình Dương đề tài đã tìm hiểu định hướng phát triển và chuyển dịch từ nay đến năm 2020, đề ra những giải pháp để thực hiện mục tiêu, định hướng đó.

Bên cạnh những mặt đạt được đề tài còn những nội dung cần được nghiên cứu sâu sắc và cụ thể hơn, đặc biệt là trong lĩnh vực CDCCKT NT. Nguyên nhân chủ yếu là do thời gian nghiên cứu có hạn, nguồn số liệu thống kê còn hạn chế và sự hạn chế trình độ hiểu biết tác giả. Vì thế nên các nội dung liên quan đến CDCC thành phần kinh tế, cơ cấu ngành kinh tế NT và chất lượng cuộc sống của dân cư NT mới chỉ được đề cập một cách tổng quát nhất mà chưa có sự đi sâu phân tích theo từng vùng.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn tỉnh Bình Dương trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa (Trang 120 - 125)