Định hướng phát triển ngành trồng trọt

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn tỉnh Bình Dương trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa (Trang 101 - 104)

- CDCC trong ngành chăn nuôi:

B ảng 2.36 Tình hình SX một số cây trồng chính vùng NN 2 tỉnh ình Dương Chỉ tiêu 1997 2000 2003

3.2.1.2. Định hướng phát triển ngành trồng trọt

Trong nội bộ ngành trồng trọt, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng với triển vọng chung là phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả, rau sạch an toàn, hoa, cây kiểng. Tuy nhiên, tỉnh vẫn phát triển theo hướng thâm canh diện lúa nước có hiệu quả cao hơn trên diện tích phù hợp.

* Cây lương thc

Trong nhóm cây lương thực, cây lúa là chủ yếu nhưng câylúa chưa bao giờ là thế mạnh của tỉnh, tính hiệu quả kinh tế thấp nên diện tích canh tác lúa tỉnh sẽ ngày càng thu hẹp để trồng các cây trồng khác có năng suất cao hơn. Do vậy, hướng SX cây lúa 2020 là đảm bảo sự tăng trưởng không chỉ về lượng mà cả về chất trên cơ sở khai thác hợp lí và nâng cao hiệu quả sử dụng đất bằng cách tăng vụ, tăng năng suất và tăng cơ cấu gạo chất lượng cao.

Bng 3.4. D báo mt s ch tiêu cây lúa đến năm 2020

Chỉ tiêu 2010 2020

Diện tích (ha) 11.403 4.677

Năng suất (tạ/ha) 39,7 40,6

Sản lượng (tấn) 45.229 18.992

[Nguồn: Tài liệu quy hoạch phát triển KT - XH tỉnh Bình Dương]

Những vùng NN đất thấp ven các sông, suối huyện Tân Uyên, Phú Giáo, Bến Cát sẽ được đầu tư giống lúa cao sản, khoa học công nghệ, hoàn chỉnh hệ thống

thuỷ lợi, đảm bảo cung cấp nước.

* Cây thc phm, cây công nghip hàng năm

Với lợi thế của một địa bàn ven các thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu và các khu công nghiệp nên khả năng chế biến và xâm nhập vào thị trường rất lớn. Tỉnh phát triển các giống rau đậu có chất lượng cao, an toàn thực phẩm và hình thành vùng chuyên canh như vùng chuyên rau, màu thực phẩm (TX. Thủ Dầu Một, huyện Bến Cát, huyện Tân Uyên), vùng chuyên canh lạc xuất khẩu (TX. Thủ Dầu Một, xã Thới Hòa huyện Bến Cát).

Bng 3.5. D báo mt s ch tiêu cây rau, đậu đến năm 2020

Chỉ tiêu 2010 2020 Din tích (ha) 9.184 14.135 Năng sut (tạ/ha) 19,29 19,39 Rau các loại Sn lượng (tấn) 177.143 278.226 Din tích (ha) 2.877 2.469 Năng sut (tạ/ha) 35,0 12,9 Đậu các loại Sn lượng (tấn) 10.060 3.189

[Nguồn: Tài liệu quy hoạch phát triển KT - XH tỉnh Bình Dương]

Diện tích trồng rau tăng vì sẽ chuyển đất trồng lúa ven các sông, ven các sang trồng rau. Năm 2010 diện tích chuyên trồng rau, màu là 600 ha; kết hợp với diện tích luân canh rau + màu là 1.766 ha để đạt tổng sản lượng 180.000 tấn/năm. Đến 2020, diện tích chuyên trồng rau (rau sạch, rau an toàn) là 1.200 ha. Trong cơ cấu sản phẩm, tỉnh chú trọng phát triển các loại rau cao cấp và công nghệ sạch phục vụ nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Đặc biệt quy mô SX các loại cây thực phẩm có giá trị xuất khẩu cao sẽ được nhân rộng.

* Cây lâu năm

Cây công nghiplâu năm:

Cây cao su: giá cao su trên thị trường thế giới đang tăng nên cao su ở Bình Dương tiếp tục được mở rộng diện tích. Những vùng đất trồng điều có năng suất thấp, đất trồng hoa màu sẽ chuyển sang trồng cao su. Cây cao su phát triển theo hướng thâm canh diện tích hiện có, thay thế cao su già cỗi, mở rộng diện tích mới

và chủ yếu là phát triển cao su tiểu điền. Đến năm 2010, diện tích cao su 110.000 ha (diện tích cho sản lượng 88.000 ha), năng suất 17,4 tạ/ha và sản lượng 152.916 tấn và giữ ổn định đến năm 2020.

Cao su tập trung trồng ở phía Bắc huyện Tân Uyên, Bến Cát, Phú Giáo và Dầu Tiếng. Tỉnh thực hiện chuyển dịch cao su quốc doanh cho các hộ nông dân. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển cây cao su, tạo mọi điều kiện để cây cao su trong tỉnh phát triển.

Cây hồ tiêu: Bình Dương tăng cường đầu tư vốn, khoa học kĩ thuật và mở rộng diện tích SX. Đến năm 2010 diện tích 1.200 ha (diện tích cho sản phẩm 900 ha), sản lượng 2.187 tấn và giữ ổn định diện tích, sản lượng đến năm 2020. Cây hồ tiêu tập trung trồng nhiều nhất ở huyện Bến Cát, huyện Phú Giáo và Dầu Tiếng.

Cây điều: có năng suất thấp (do đất xấu, giống thoái hóa, kĩ thuật chăm sóc chưa đúng), giá bấp bênh, hiệu quả kinh tế rất thấp nên diện tích bị thu hẹp. Đến năm 2010 diện tích còn 5.000 ha (diện tích cho sản phẩm 4.500 ha) và sản lượng 6250 tấn; đến năm 2020 diện tích còn 2.000 ha (diện tích cho sản phẩm 1.800 ha) và sản lượng 2.428 tấn. Để đạt năng suất như trên, cây điều trồng thâm canh diện tích đã có, trồng mới thay thế giống thoái hóa và trồng ở phía Bắc huyện Tân Uyên, Bến Cát và còn trồng thêm ở rải rác ven đường, ven suối, quanh vườn hoặc trồng trong đất lâm nghiệp như một phần cây rừng.

Cây ăn qu: với lợi thế là cửa ngõ thành phố Hồ Chí Minh, lại là vùng trái cây truyền thống, Bình Dương ngoài việc cung cấp trái cây cho dân cư trong tỉnh hoàn toàn có thể cung cấp trái cây cho thành phố Hồ Chí Minh với lợi thế cạnh tranh khá hơn các tỉnh Đông Nam Bộ khác. Tại các khu công nghiệp Bình Dương có khá nhiều doanh nghiệp chế biến thực phẩm có sử dụng nguyên liệu trái cây, đây là những nguồn tiêu thụ khá lớn cho trái cây Bình Dương. Ngoài ra, cùng với sự phát triển của ngành dịch vụ du lịch, nhu cầu trái cây cũng sẽ tăng theo. Bên cạnh đó một số trái cây còn xuất khẩu sang các nước khác.

Các loại cây ăn quả chủ lực của Bình Dương như bưởi, cam, quýt, chanh (ở tiểu vùng ven sông Đồng Nai), măng cụt, dâu, bòn bon, chuối, chôm chôm (ở tiểu

vùng ven sông Sài Gòn), sầu riêng, xoài (ở tiểu vùng Bắc Bến Cát), mít trồng khắp các huyện. Các mô hình trồng cây ăn quả gồm: vườn cây ăn quả chuyên (chiếm 17%), vườn cây ăn quả 2 - 3 loại cây (chiếm 50%), cây ăn quả trong mô hình VAC (chiếm 26%) và cây ăn quả trong mô hình du lịch sinh thái vườn (chiếm 17%). Tổng diện tích cây ăn quả năm 2010 là 18.661 ha (diện tích cho sản phẩm 13.063 ha) và sản lượng 125.662 tấn; đến năm 2020 diện tích 20.651 ha (diện tích cho sản phẩm 14.456 ha) và sản lượng 130.054 tấn.

Phát triển một số vùng chuyên canh cây ăn quả ở Tân Uyên, Bến Cát, Thuận An. Quy hoạch một số vùng chuyên canh cây ăn quả ven sông ở các xã Vĩnh Phú (Thuận An), xã Thạnh Phước (Tân Uyên) thành vùng du lịch sinh thái cảnh quan kết hợp với các hoạt động du lịch - giải trí - nghỉ dưỡng cuối tuần.

* Hoa, cây cnh, c thc ăn gia súc

Nhu cầu tiêu thụ hoa, cây cảnh,... của nhân dân nhất là dân cư đô thị, công sở, khách du lịch ngày một tăng; mặt khác, ven các khu đô thị, khu công nghiệp cần có những thảm xanh trồng hoa, cây cảnh tạo cảnh quan và bảo vệ môi trường. Đến năm 2010, diện tích trồng hoa, cây cảnh là 2.000 ha và năm 2020 là 4.000 ha.

Diện tích trồng cỏ thức ăn gia súc năm 2010 là 3.834 ha đến năm 2020 là 4.000 ha. Trồng các loại hoa phong lan, cúc, thược dược, hoa hồng, cây bonsai ở xã Tân Bình (Dĩ An) và xã Tân Định (Bến Cát), TX. Thủ Dầu Một; cỏ làm thảm xanh cho công viên, sân vườn, cỏ giống và cỏ thức ăn gia súc phát triển ở xã Tân Long (Phú Giáo), xã Long Nguyên (Bến Cát), xã Long Tân (Dầu Tiếng).

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn tỉnh Bình Dương trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa (Trang 101 - 104)