Định hướng phát triển ngành chăn nuô

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn tỉnh Bình Dương trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa (Trang 104 - 106)

- CDCC trong ngành chăn nuôi:

B ảng 2.36 Tình hình SX một số cây trồng chính vùng NN 2 tỉnh ình Dương Chỉ tiêu 1997 2000 2003

3.2.1.3. Định hướng phát triển ngành chăn nuô

Khai thác tối đa lợi thế của tỉnh về khả năng thức ăn, vị trí địa lí - kinh tế, điều kiện ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật để phát triển mạnh chăn nuôi theo hướng công nghiệp, tạo khối lượng sản phẩm lớn, chất lượng cao cung cấp cho thị trường tiêu thụ tươi sống, chế biến và xuất khẩu. Từng bước chuyển biến cơ bản cả về chất và lượng đưa chăn nuôi trở thành ngành SX chính, chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu NN (35 - 40% năm 2010, 45 - 50% năm 2020).

Bng 3.6. Ch tiêu phát trin mt s vt nuôi tnh Bình Dương đến năm 2020

Chỉ tiêu Đơn vị 2006 UK 2008 UK 2009 UK2010 UK 2020

Con 298.927 397.600 440.200 490.000 320.000 Lợn Sn lượng ln hơi Tấn 41.756 86.219 93.907 101.880 68.660 Con 11.196 15.220 15.300 15.500 16.400 Trâu Sn lượng tht trâu Tấn 1.638 1.169 1.187 1.160 1.300 Con 44.408 44.500 46.900 49.000 32.00 Tấn 4.897 4.880 4.950 4.890 2.630 Sn lượng tht bò Sn lượng sa tươi Tấn 10.400 18.800 22.100 25.200 19.550 Con 1.930.449 2.270.000 2.390.000 2.530.000 2.300.000 Con 91.715 120.000 122.000 126.000 118.000 Tấn 5.740 6.000 6.310 6.640 6.080 Vịt Sn lượng tht gia cm Trng gia cm 1.000 quả 48.790 58.830 62.130 65.860 59.520

[Nguồn: Tài liệu quy hoạch phát triển KT - XH tỉnh Bình Dương]

Chăn nuôi ln: phát triển theo hướng chọn lọc, nâng cao chất lượng giống nội đã được phát triển hiện nay, tăng tỉ lệ giống lai, giống ngoại. Cải tạo đàn theo hướng tăng tỉ lệ nạc, giảm tỉ lệ mỡ, đáp ứng nhu cầu nội địa và xuất khẩu. Phát triển mạnh mô hình chăn nuôi trang trại ở các huyện Tân Uyên, Bến Cát, Phú Giáo.

Chăn nuôi trâu: cung cấp thịt cho nhu cầu tiêu thụ trong và ngoài tỉnh. Xây dựng và phát triển trung tâm nuôi trâu có khả năng cung cấp các giống trâu tốt. Đàn trâu có khoảng 15.500 con (10% tổng số trâu của vùng Đông Nam Bộ).

Chăn nuôi bò: cùng với quá trình cơ giới hóa, chăn nuôi bò trong tỉnh giảm tỉ trọng bò kéo, tăng tỉ trọng bò thịt và bò sữa, chủ yếu là bò lai sind. Quy mô đàn bò sữa mở rộng, để cung cấp sữa cho các khu đô thị trong tỉnh và đưa ra ngoài tỉnh, đồng thời cung cấp cho CNCB sữa trong tỉnh, tăng thêm giá trị của sản phẩm NN. Cải tạo đàn bò bằng cách chọn lọc, loại thải và thay thế giống bò phát triển chậm, có trọng lượng thấp. Tổng đàn bò khoảng 49.000 con (20,0% tổng đàn bò cả vùng Đông Nam Bộ). Xây dựng mô hình trang trại chăn nuôi bò chuyên canh, tập trung SX hàng hóa ở những địa bàn có điều kiện tốt, chủ yếu ở các huyện Tân Uyên, Bến Cát, Phú Giáo và Dầu Tiếng.

Chăn nuôi gia cm: phát triển mạnh đàn gà, vịt cung cấp trứng, thịt. Gà nuôi theo mô hình trang trại với phương thức công nghiệp và bán công nghiệp. Tổng đàn gà 2.530.0000 con, đàn vịt cũng tăng nhanh nhất là vịt ngoại siêu thịt, siêu trứng. Hình thành các vùng SX hàng hóa gà, vịt ở các huyện Tân Uyên, huyện Bến Cát và huyện Phú Giáo.

Chăn nuôi khác: chim cảnh, thú cảnh,... cũng được quan tâm phát triển về quy mô đàn.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn tỉnh Bình Dương trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa (Trang 104 - 106)