- Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả, tính hợp lí của CDCCKT NT: vì mục đích cuối cùng của CDCCKT NT là tăng trưởng kinh tế cao và nâng cao chất lượng
2.2.2.1. Khái quát tình hình sản xuất nông nghiệp tỉnh Bình Dương
Những năm qua, Bình Dương đã có sự phát triển tích cực trên cơ sở chú trọng khai thác và phát huy các lợi thế sinh thái NN của một địa bàn nằm ở vùng đất đỏ miền Đông màu mỡ, đồng thời là một bộ phận hợp thành vùng KTTĐPN. Nhờ vậy đã tạo được sự chuyển dịch quan trọng trong cơ cấu SX theo hướng phát triển
hàng hóa cụ thể: diện tích các cây ngắn ngày (cây công nghiệp ngắn ngày, rau đậu thực phẩm) và các cây hàng hóa khác (hoa, cây cảnh, dược liệu,...); diện tích cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả; diện tích nuôi thuỷ sản, quy mô đàn gia súc, gia cầm đã có sự tăng trưởng đáng kể.
- Đất SXNN tỉnh chiếm 79,9% tổng DTTN và tỉ lệ diện tích đất đỏ vàng, đất xám lớn thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp lâu năm. Trong quỹ đất NN, đất trồng cây có giá trị kinh tế và xuất khẩu cao, diện tích tăng, chiếm tỉ lệ khá cao khoảng 80,0%, chứng tỏ việc sử dụng hợp lí và hiệu quả. Hệ số sử dụng đất tăng từ 1,87 lần (năm 1997) lên 2,86 lần (năm 2006). Việc “tích tụ ruộng đất” bước đầu đã phát huy tác dụng trong chuyển đổi cơ cấu SX. Đất đai được khai thác theo hướng thâm canh và phát huy các đặc điểm sinh thái phù hợp với SX từng loại sản phẩm thế mạnh của từng vùng. Nhờ vậy hiệu quả đầu tư và năng suất lao động trong NN được nâng cao, nông sản hàng hóa không chỉ gia tăng về lượng mà cả về chất, chủng loại sản phẩm phong phú, đa dạng hơn, phần nào đã đáp ứng nhu cầu khắt khe của một nền NN hàng hóa trong cơ chế thị trường. Giá trị thu nhập bình quân/1 ha tăng cao, trung bình trên 50 triệu/ha/năm, đặc biệt có những mô hình SX tiên tiến đạt giá trị sản lượng rất cao trên 100 triệu đồng/ha/năm như đất trồng hành, bưởi, măng cụt, mô hình VAC, hồ tiêu,...
Cơ sở hạ tầng cho NN - NT được đầu tư, đặc biệt là các công trình thuỷ lợi, giao thông NT, mạng lưới thông tin liên lạc và hệ thống điện,... góp phần cải thiện điều kiện SX, đời sống và nâng cao khả năng thâm canh, lưu thông sản phẩm và thông tin kinh tế. Các hoạt động dịch vụ kinh tế phát triển khá nhanh và phân bố đều khắp, đáp ứng nhu cầu phát triển NN - NT trong thời kì CNH - HĐH.