Định hướng phát triển ngành dịch vụ nông nghiệp

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn tỉnh Bình Dương trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa (Trang 107 - 109)

- CDCC trong ngành chăn nuôi:

B ảng 2.36 Tình hình SX một số cây trồng chính vùng NN 2 tỉnh ình Dương Chỉ tiêu 1997 2000 2003

3.2.1.6. Định hướng phát triển ngành dịch vụ nông nghiệp

hoạt động của các cơ sở Nhà nước (trung tâm giống cây trồng, giống gia súc, thuỷ sản, các chi cục thú y, các công ty cơ điện NN,...) đồng thời phát huy khả năng của các cơ sở ngoài quốc doanh tham gia vào hoạt động dịch vụ kĩ thuật như SX, cung ứng các giống đủ tiêu chuẩn, chất lượng cho phát triển trồng trọt và chăn nuôi, phòng ngừa dịch bệnh cho cây trồng - vật nuôi, cơ giới hóa khâu làm đất, vận chuyển, quản lí và cấp nước cho SX đúng với yêu cầu kĩ thuật,... Phát triển mạnh các hoạt động dịch vụ kĩ thuật cả về bề rộng lẫn chiều sâu sẽ tạo sức thúc đẩy tích cực tới việc nâng cao hiệu quả SX, nâng cao sức lao động, đáp ứng với nhu cầu chuyển đổi cơ cấu NN theo hướng CNH.

Phát triển rộng hệ thống vật tư kĩ thuật, đảm bảo cung ứng kịp thời các loại vật tư SX (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,...). Đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ, cung ứng vật tư đúng tiêu chuẩn, chủng loại tránh gây thiệt hại cho người SX. Các doanh nghiệp cung ứng vật tư của Nhà nước cần phát huy vai trò chủ đạo, đổi mới phương thức kinh doanh dịch vụ, gắn hiệu quả kinh doanh với hiệu quả SX của khách hàng thông qua định hướng SX các nông sản có sức cạnh tranh trên thị trường, hướng dẫn, môi giới hoặc trực tiếp kí kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với người SX, phát triển mạnh mạng lưới đại lí cung ứng vật tư và tiêu thụ nông sản, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển NN và hoạt động NN.

Đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, tìm kiếm thị trường, thu hút đầu tư SX gắn với tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt chú trọng mở rộng thị trường NT thông qua nâng cấp, phát triển hệ thống chợ NT. Hình thành các chợ buôn bán đầu mối và các trung tâm thương mại dịch vụ ở các thị tứ, thị trấn, các vùng nông sản tập trung nhằm đẩy nhanh quá trình lưu thông sản phẩm, tạo môi trường để các hoạt động dịch vụ thương mại, dịch vụ đời sống NT phát triển mạnh và ổn định. Đến năm 2020 mỗi xã có ít nhất 2 chợ diện tích 1.000m2; trong đó, chia làm hai khu: khu bán hàng nông sản và khu bán hàng công nghệ phẩm, vật tư NN, kim khí điện máy,.... Các chợ đầu mối ở huyện TX. thủ Dầu Một, Tân Uyên và huyện Bến Cát sẽ tiếp tục phát huy vai trò là những đầu mối giao lưu hàng hóa giữa các vùng chuyên canh với thị trường và là cầu nối giữa người SX với người tiêu dùng.

Củng cố đi đôi với việc phát triển các HTX dịch vụ NN trên cơ sở đổi mới và mở rộng các nội dung hoạt động, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ (cả tổng hợp và dịch vụ chuyên ngành) với quy mô phù hợp, đảm bảo cho các hoạt động dịch vụ ngày càng hiệu quả. Các HTX dịch vụ thực sự trở thành những đầu mối quan trọng ở cơ sở làm cầu nối cho các hoạt động SX, tiêu thụ sản phẩm và phục vụ đời sống NT. Giá trị hoạt động dịch vụ sẽ chiếm 7,0% GTSX NN (năm 2010) tăng lên 12,0% GTSX NN (năm 2020).

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn tỉnh Bình Dương trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa (Trang 107 - 109)