Nguồn nước và chế độ thuỷ văn

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn tỉnh Bình Dương trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa (Trang 38 - 40)

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả, tính hợp lí của CDCCKT NT: vì mục đích cuối cùng của CDCCKT NT là tăng trưởng kinh tế cao và nâng cao chất lượng

2.1.1.5. Nguồn nước và chế độ thuỷ văn

Tài nguyên nước mt: nguồn nước trên lãnh thổ tỉnh khá phong phú, gồm:

Sông Bé: sẽ chuyển nước qua hồ Dầu Tiếng một phần phục vụ cho công nghiệp tỉnh. Việc xây dựng công trình thuỷ lợi Phước Hoà ngành NN tỉnh Bình Dương không được hưởng lợi nhiều, ngoài việc tăng mực nước ngầm khu vực ven hồ và nước tưới cho khu vực ven sông Bé.

Sông Sài Gòn: khó khăn lớn nhất cho SXNN các xã ven sông Sài Gòn của tỉnh là lượng nước xả từ hồ Dầu Tiếng trong mùa mưa sẽ gây úng ngập diện tích đất thấp ven sông, ảnh hưởng đến SX và đời sống của nhân dân (vùng SXNN không ổn định). Tuy không được hưởng lợi từ nguồn nước, nhưng sông Sài Gòn đã tạo cho tỉnh một cảnh quan sông nước hết sức thơ mộng, để hình thành tuyến du lịch trên sông Sài Gòn (từ Vĩnh Phú - Cầu Ngang - Thanh An - Núi Cậu - hồ Dầu Tiếng), giúp NN tỉnh một hướng SX mới là phục vụ du lịch sinh thái.

Sông Đồng Nai: chiều dài sông thuộc địa phận tỉnh Bình Dương là 58 km. Tuy nhiên, vùng được hưởng lợi nước từ sông Đồng Nai chỉ một số xã ven sông phía Nam huyện Tân Uyên nhưng tạo cho Bình Dương một cảnh quan sông nước nên thơ với những vườn cây ăn quả tươi tốt quanh năm. NN tỉnh cần khai thác tốt lợi thế này để phát triển du lịch.

Các sông, suối khác: sông Thị Tính, suối Giai, suối Cái,... Các suối này do không có nguồn sinh thuỷ, lòng suối dốc, nhỏ nên thường chỉ có nước mùa mưa. Để khai thác nguồn nước này, ngành thuỷ lợi đã xây dựng những hồ, đập tràn vừa và nhỏ theo từng bậc thang như các hồ Cần Nôm, đập Thị Tính, hồ Đá Bàn,... song lợi ích đem lại thường không lớn do lượng nước ít và tỉ lệ thất thoát nhiều.

Nhìn chung, tổng nguồn nước mặt của tỉnh Bình Dương là khá lớn nhưng phân bố không đều (cả về thời gian và không gian) nên khả năng khai thác phục vụ

SX và đời sống còn hạn chế, nhất là trong NN. Địa hình dốc, mặt ruộng cao hơn mực nước sông, tỉ lệ thất thoát lớn, muốn khai thác phải đầu tư lớn và đồng bộ.

ở mức độ trung bình đến nghèo, chất lượng tốt. Phân vùng nước ngầm ở tỉnh:

Khu vực giàu nước ngầm: phân bố ở các xã ven sông Sài Gòn thuộc huyện Dầu Tiếng và một phần huyện Bến Cát. Các giếng đào có lưu lượng từ 0,1 - 1,1 l/s, cá biệt gặp mạch nước có thể đạt 5 - 30 l/s, bề dày tầng chứa nước 15 - 10 m.

Khuvực nước ngầm có trữ lượng trung bình: phân bố các huyện Thuận An, một phần Dĩ An, TX. Thủ Dầu Một, một phần phía Nam huyện Tân Uyên. Các giếng đào có lưu lượng từ 0,05 - 0,6 l/s, những nơi gặp mạch nước, lưu lượng có thể đạt 1,3 - 5,0 l/s; bề dày tầng chưa nước từ 10 - 12 m.

Khu vực nghèo nước ngầm: phân bố ở các huyện Bến Cát, Phú Giáo và Bắc Tân Uyên. Lưu lượng các giếng đào từ 0,05 - 4,0 l/s nhưng do bề dày tầng chứa nước mỏng, xuất hiện khá sâu nên khó khai thác, được xếp vào khu vực nghèo nước ngầm. Ngoài ra, ở các vùng NN đất thấp, triền đồi, thường xuất hiện những mạch lộ có áp, nước ngầm từ dưới trào lên mặt ruộng (gọi là nước mọi). Có thể tận dụng nguồn nước này để chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở Bình Dương.

Chếđộ thu văn: do vị trí của tỉnh ở xa cửa sông nên chế độ thuỷ văn sông Sài Gòn và Đồng Nai không ảnh hưởng nhiều đến SX nông - lâm - thuỷ sản; ngoại trừ việc chênh lệch giữa chân triều và đỉnh triều để tưới tiêu cho các vùng NN đất thấp ven sông. Tuy nhiên, nếu đồng thời kết hợp triều cường với mưa lớn cộng với việc xả nước lũ từ hồ Trị An, hồ Dầu Tiếng sẽ làm cho phần lớn diện tích đất thấp ven sông bị ngập nước, ảnh hưởng đến SX và đời sống của người dân ven sông.

2.1.1.6. Sinh vt

Đất đai Bình Dương tuy không màu mỡ nhưng thích hợp với nhiều loài cây trồng nên tập đoàn giống cây trồng - vật nuôi hết sức phong phú và đa dạng.

Cây rng và động vt dưới tán: Bình Dương vốn là khu vực rừng cây nhiệt đới với tập đoàn cây rừng phong phú và đa dạng nhưng do quá trình khai phá mở rộng đất SXNN, đến nay chỉ còn một số loài phổ biến thuộc họ dầu, họ đậu, họ cánh bướm, họ ba mảnh vỏ,... tre, trúc, bạch đàn, tràm bông vàng. Động vật dưới tán rừng đã bị săn bắt bừa bãi hoặc di chuyển lên các khu rừng tập trung của tỉnh Bình Phước, Đồng Nai, Lâm Đồng; hiện chỉ còn các loài như chồn, thỏ, nhím, khỉ,...;

dưới nước có các loài rắn, trăn, ếch,... số lượng ngày càng giảm.

Động thc vt phiêu sinh và ngun li thu sn: động thực vật phiêu sinh về thành phần giống, loài ở các thuỷ vực sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và khu vực ao nuôi khá phong phú, còn các thuỷ vực khác như sông Bé, sông Thị Tính,... ít phong phú hơn.

Bng 2.3. Mt độđộng thc vt phiêu sinh các thu vc tnh Bình Dương

Thuỷ vực Phiêu sinh thực vật

(tế bào/lít) Phiêu sinh động vật (cá thể/lít) Sông Đồng Nai và các nhánh 4.800 - 22.000 810 - 41.500 Sông Sài Gòn và các nhánh 14.000 - 152.000 1.500 - 47.000 Sông Bé và các nhánh 9.000 - 128.000 600 - 1.500 Hồ thuỷ lợi 40.000 - 112.000 31 - 2.066 Khu vực ao nuôi 187.000 - 412.000 91 - 1.416

[Nguồn: Định hướng phát triển thuỷ sản tỉnh Bình Dương]

Nguồn lợi thuỷ sản gồm 41 loài cá thuộc 14 họ và 8 bộ; trong đó có các loài hiếm như cá lăng, cá trèn, cá ngát, cá thát lát, cá rô đồng, cá lóc đen, cá bống tượng,... Ngoài ra còn có một số loài giáp xác nước ngọt như tép ruộng, tôm trứng, tép lòng hồ, tôm càng xanh,... Tuy nhiên, nguồn lợi thuỷ sản có xu thế giảm nghiêm trọng do khai thác bừa bãi, một số loài đặc sản địa phương sắp bị tuyệt chủng.

Cây trng và vt nuôi trong NN: cây trồng bao gồm tập đoàn cây công nghiệp lâu năm, cây hàng năm, cây ăn quả khá phong phú. Riêng cây hàng năm tỉnh hiện đang lưu giữ khoảng từ 5 - 50 loài giống khác nhau, đây là nguồn vật liệu di truyền quan trọng phụ vụ công tác lai tạo, chọn lọc và phục tráng giống.

Những vật nuôi truyền thống như trâu, bò, gà,... đặc biệt có nhiều giống nhập nội đã thích nghi với điều kiện địa phương và có hiệu quả. Ngoài ra, các giống vật nuôi cảnh như chó, mèo, thú cảnh cũng trở thành những vật nuôi phổ biến.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn tỉnh Bình Dương trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa (Trang 38 - 40)