Những hạn chế

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn tỉnh Bình Dương trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa (Trang 50 - 51)

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả, tính hợp lí của CDCCKT NT: vì mục đích cuối cùng của CDCCKT NT là tăng trưởng kinh tế cao và nâng cao chất lượng

2.1.3.2.Những hạn chế

- Việc phát triển mạnh các khu công nghiệp, khu đô thị làm cho quỹ đất SXNN giảm nhanh, giá thuê hoặc sang nhượng đất tăng, ảnh hưởng đến việc mở rộng quy mô của các trang trại và xảy ra tình trạng đất SXNN bị bỏ hoang hóa, đầu cơ đất đai, “bị mất đất” SXNN do tư nhân sẽ ảnh hưởng rất lớn đến SXNN.

- Lực lượng lao động trẻ, có kiến thức lại tham gia ngày càng nhiều vào hoạt động công nghiệp và dịch vụ, làm cho lao động NN ngày càng giảm và tuổi bình quân khá cao. Họ tích luỹ được nhiều kinh nghiệm nhưng khả năng tiếp thu tiến bộ khoa học công nghệ hạn chế, ít nhạy bén trong kinh tế thị trường.

- Giá thuê mướn lao động NN tăng cao (50.000 - 60.000 đồng/ngày công) làm cho giá thành nông sản tăng cao, giảm sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa SX tại Bình Dương trên thị trường.

- Hoạt động các khu công nghiệp dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường nước (kể cả nước mặt và nước ngầm), đất ngày càng hiện rõ.

- Chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa nông - công nghiệp trong SXNN.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng còn chưa đồng bộ, nhất là giao thông NT và giao thông nội đồng, nhiều vùng xa sâu chưa có đường giao thông vào đến tận nơi khó khăn cho vận chuyển các sản phẩm NN của nông dân.

Những hạn chế trên là những thách thức mà Bình Dương phải vượt qua để hoà nhập tích cực với quá trình phát triển KT - XH và quá trình phát triển NN - NT của vùng KTTĐPN cũng như cả nước trong thời kì đi lên CNH - HĐH.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn tỉnh Bình Dương trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa (Trang 50 - 51)