Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn tỉnh Bình Dương trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa (Trang 115 - 116)

- CDCC trong ngành chăn nuôi:

B ảng 2.36 Tình hình SX một số cây trồng chính vùng NN 2 tỉnh ình Dương Chỉ tiêu 1997 2000 2003

3.3.2. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn

CDCCKT NN - NT là quá trình lâu dài, diễn ra nhanh hay chậm tùy thuộc vào mức độ đầu tư vật chất, tài chính, trong đó vốn đầu tư là tiền đề cần thiết của quá trình này.

Bng 3.8. D báo ngun vn đầu tư cho NN tnh Bình Dương

Nông nghiệp 2006 - 2010 2011 - 2015 2016 - 2020 2006 - 2020 Tổng vốn đầu tư (giá hiện hành: tỷđồng) 1.908 2.291 2.870 7.067

Tỉ lệ trong tổng vốn đầu tư xã hội (%) 2,7 1,6 1,5 2,7

[Nguồn: Báo cáo quy hoạch tổng thể KT - XH tỉnh Bình Dương đến năm 2020]

Nguồn vốn tự có của nền kinh tế tỉnh chỉ có thể đáp ứng tối đa 60% nhu cầu cho SXNN. Phần còn lại huy động từ nhiều nguồn khác nhau như vay tín dụng, hợp tác liên doanh, vốn đầu tư từ bên ngoài. Do vậy, tỉnh phải khai thác tối đa nội lực để thu hút mạnh mẽ nguồn đầu tư từ bên ngoài.

- Phát huy lợi thế vị trí địa lí - kinh tế để huy động khả năng đầu tư mọi thành phần kinh tế, coi trọng mọi hình thức và quy mô đầu tư cho phát triển SXNN và tăng cường cơ sở hạ tầng NT. Đặc biệt chú trọng phát huy mọi nguồn lực đầu tư trong dân đồng thời đẩy mạnh việc tìm kiếm, thu hút đầu tư từ bên ngoài.

- Đẩy mạnh cải cách thủ tục và tạo môi trường đầu tư phát triển thuận lợi nhằm gia tăng khả năng thu hút vốn đầu tư và đảm bảo cho sự đầu tư phát triển bền vững vào lĩnh vực NN - NT.

- Tranh thủ các chương trình hợp tác quốc tế và đầu tư nước ngoài với các hình thức thích hợp phát triển cơ sở hạ tầng và SX kinh doanh, đặc biệt đối với các lĩnh vực ứng dụng khoa học công nghệ mới, chế biến và bảo quản sản phẩm, SX giống và lai tạo giống, SX thức ăn chăn nuôi.

Chú trọng đầu tư vào phát triển các mục tiêu trọng yếu: CNCB, phát triển nông sản có chất lượng cao cho xuất khẩu, đổi mới công nghệ (đặc biệt là công nghệ SX giống và các khâu sau thu hoạch), phổ biến ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong SX,... Thực hiện đầu tư lồng ghép các chương trình, mục tiêu, các dự án tạo hiệu quả tổng hợp trong đầu tư trên địa bàn NT.

Đối với ngân sách tỉnh, hàng năm cần tăng tỉ trọng cho đầu tư xây dựng cơ bản trong NN - NT đi đôi với đảm bảo yêu cầu đầu tư tập trung các dự án ưu tiên, tạo cơ sở cho sự phát triển nhanh và ổn định SX và đời sống khu vực NN - NT. Cần chuyển đổi mạnh cơ cấu cho vay vốn tín dụng, tăng cường cho vay trung và dài hạn đáp ứng với mục tiêu chuyển đổi CCKT và phát triển quy mô hàng hóa tập trung.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn tỉnh Bình Dương trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa (Trang 115 - 116)