Tiểu thủ công nghiệp

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn tỉnh Bình Dương trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa (Trang 87 - 89)

- CDCC trong ngành chăn nuôi:

B ảng 2.36 Tình hình SX một số cây trồng chính vùng NN 2 tỉnh ình Dương Chỉ tiêu 1997 2000 2003

2.2.3.1.1. Tiểu thủ công nghiệp

Bình Dương là một tỉnh thuần nông và là địa bàn có con người cư trú rất sớm. Việc độc canh cây lúa với kĩ thuật canh tác lạc hậu một mặt không đủ đảm bảo đời sống người dân, mặt khác nông dân lại có nhiều thời gian nông nhàn nên nhiều nghề phụ đã ra đời ở đây và tạo ra các làng nghề nổi tiếng. Qua quá trình phát triển lâu dài, có những nghề mai một đi nhưng cũng có những nghề duy trì được đến ngày nay và đang có xu hướng phát triển trong nền kinh tế hiện đại. Một số nghề tiểu thủ nổi tiếng tỉnh như SX gạch ngói, gốm sứ, sơn mài, điêu khắc, tráng bánh tráng, làm guốc, mộc,...

Trong xu thế phát triển NT theo hướng đa dạng hóa các ngành nghề, đặc biệt là phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp. Tuy Bình Dương không đa dạng ngành nghề tiểu thủ công nghiệp như các tỉnh phía Bắc nhưng các nghề tiêu thủ tỉnh khá nổi tiếng trong và ngoài nước, đây là một thế mạnh của Bình Dương. Dưới sự chỉ đạo của Trung ương và địa phương, trong những năm qua các ngành nghề thủ

công truyền thống của tỉnh được khôi phục và phát triển mạnh mẽ, tạo việc làm cho người dân và góp một phần khá lớn vào doanh thu của tỉnh.

Bng 2.42. Lao động trong lĩnh vc tiu th công nghip tnh Bình Dương

Chỉ tiêu 1997 2000 2003 2006

Số lao động (người) 2.440 11.900 22.645 34.938

Tỉ lệ trong dân cư NT (%) 0,5 2,3 3,8 4,6

[Nguồn: Tính toán từ Báo cáo Tình hình phát triển NN - NT tỉnh Bình Dương]

Trong 10 năm qua, số lao động ở NT Bình Dương tham gia hoạt động SX tiểu thủ công nghiệp ngày càng tăng. Như vậy, cơ cấu sử dụng lao động NT tỉnh đã có những chuyển biến theo chiều hướng tích cực, số lao động tham gia các lĩnh vực phi NN (công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ) ở NT ngày càng tăng, góp phần giảm tỉ lệ thất nghiệp và nâng cao tỉ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực NT, cũng tạo thêm thu nhập đáng kể cho dân cư NT. Đây là một dấu hiệu đáng mừng trong công cuộc CNH - HĐH NN - NT Bình Dương.

Lao động trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, phần lớn tại các cơ sở SX hộ gia đình, còn lại một bộ phận nhỏ hoạt động ở HTX, các làng nghề thủ công và các doanh nghiệp. Những năm gần đây, tỉnh đã khôi phục và phát triển nhiều làng nghề tiểu thủ công nghiệp đến năm 2006 đã có 30 làng nghề, HTX SX tiểu thủ công nghiệp cũng khá phổ biến và tăng nhanh. Riêng hình thức doanh nghiệp tăng đột biến, phần lớn các doanh nghiệp là doanh nghiệp tư nhân có quy mô SX nhỏ, vốn đầu tư thấp nên hiệu quả kinh tế chưa cao, thị trường tiêu thụ chủ yếu là tại chỗ và một số địa phương lân cận. Song, hình thức này có ưu thế là SX tập trung, tính chuyên môn hóa cao, do đó sản phẩm SX được hàng loạt với chất lượng cao. Chiếm ưu thế nhất là các hộ gia đình; hình thức này chia làm hai dạng: dạng thứ nhất là các hộ SXNN là chính và SX tiểu thủ công nghiệp vào thời gian nông nhàn (tráng bánh tráng, muối tiêu, mộc,...), dạng thứ hai là chuyên SX thủ công nghiệp (gốm, sứ,...).

Bng 2.43. S lượng các cơ s SX tiu th công nghip tnh Bình Dương 1997 2000 2003 2006 Chỉ tiêu Số lượng (cơ sở) Tỉ lệ (%) Số lượng (cơ sở) Tỉ lệ (%) Số lượng (cơ sở) Tỉ lệ (%) Số lượng (cơ sở) Tỉ lệ (%) Tổng số 4.658 100,0 8.166 100,0 10.015 100,0 10.053 100,0 HTX 37 0,8 48 0,6 53 0,5 62 0,6 Làng ngh 21 0,5 25 0,3 28 0,3 30 0,3 Doanh nghip 570 12,2 688 8,4 961 9,6 974 9,7 H gia đình 4.030 86,5 7.405 90,7 8.973 89,6 8.987 89,4

[Nguồn: Báo cáo quy hoạch và phát triển tổng thể KT - XH tỉnh Bình Dương]

Doanh thu thực tế và tỉ trọng trong cơ cấu GDP NT của các cơ sở SX tiểu thủ công nghiệp ngày càng tăng, góp phần quan trọng vào quá trình CDCCKT NT. Năm 1997, doanh thu của các cơ sở này là 202 tỷ đồng đến năm 2006 là 600 tỷ đồng.

Các cơ sở SX tiểu thủ công nghiệp hiện nay phát triển theo xu hướng hình thành các cụm SX. Trên địa bàn tỉnh có các cụm SX như:

- Cụm SX gạch ngói: các xã Thạnh Phước, Thái Hoà, Khánh Bình, Bình Mỹ, Hội Nghĩa của huyện Tân Uyên.

- Cụm SX gốm sứ: thị trấn Tân Phước Khánh, xã Tân Vĩnh Hiệp huyện Tân Uyên, huyện Thuận An, huyện Dĩ An.

- Cụm SX vật liệu xây dựng: xã Thạnh Phước huyện Tân Uyên, huyện Bến Cát. - Cụm sơn mài: Tương Bình Hiệp, Chánh Mỹ TX. Thủ Dầu Một.

- Cụm điêu khắc: xã Tân Định huyện Bến Cát, thị trấn Tân Phước Khánh huyện Tân Uyên, Phú Thọ TX. Thủ Dầu Một.

- Cụm SX bánh tráng: xã Thanh An huyện Dầu Tiếng, xã Khánh Bình huyện Tân Uyên.

- Cụm SX đan mây tre lá: xã Lạc An huyện Tân Uyên, huyện Dầu Tiếng. - Cụm SX guốc, mộc: ở Lái Thiêu huyện Thuận An, TX. Thủ Dầu Một.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn tỉnh Bình Dương trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)