Giải pháp về chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn tỉnh Bình Dương trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa (Trang 119 - 120)

- CDCC trong ngành chăn nuôi:

B ảng 2.36 Tình hình SX một số cây trồng chính vùng NN 2 tỉnh ình Dương Chỉ tiêu 1997 2000 2003

3.3.5. Giải pháp về chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn

Chính sách kinh tế luôn có ý nghĩa quan trọng đối với CDCC NN - NT.

Chính sách v t chc SX: tích cực đi đôi với bổ sung hoàn thiện các chính sách khuyến khích và hỗ trợ phát triển kinh tế nông hộ và kinh tế trang trại nhằm nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên, nhân lực, vốn, trình độ SX và quản lí. Khuyến khích phát triển kinh tế trang trại bằng những chính sách cụ thể về sử dụng đất, thuế, hỗ trợ vốn tín dụng và kĩ thuật mới,... nhằm phát huy ưu thế về tổ chức SX của kinh tế trang trại trong phát triển hàng hóa quy mô tập trung, đáp ứng về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm cho chế biến và xuất khẩu.

Hỗ trợ phát triển kinh tế hợp tác và HTX, tăng cường vai trò của kinh tế Nhà nước trong NN - NT thông qua các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp kí hợp đồng dài hạn với các hộ nông dân, các HTX để cung ứng vật tư, nguyên liệu, kĩ thuật và tiêu thụ sản phẩm nhằm tạo mối liên kết chặt chẽ lâu dài giữa nông dân, vùng nguyên liệu và nhà máy chế biến, đầu mối xuất khẩu,... Liên kết “4 nhà”: Nhà nước, nhà khoa học, nhà máy chế biến, nhà nông.

Chính sách đất đai:khuyến khích và đảm bảo tính pháp lí cho các chủ thể sử dụng đất đai NN trong quá trình chuyển đổi cơ cấu SX (chuyển đổi phương hướng SX từ đất trồng lúa sang cây hàng năm khác, cây lâu năm, chăn nuôi, nuôi thuỷ sản,...) nhằm đẩy nhanh quá trình hợp lí hóa đất đai để các chủ sở hữu có thể yên tâm và mạnh dạn đầu tư phát triển SX một cách chủ động, hiệu quả. Bình Dương hình thành nền NN hàng hóa phát triển bền vững phải “tích tụđất đai”, phải

có phương án sử dụng đất dành cho các đối tượng có vốn, có kiến thức, biết làm ăn giỏi,... nên tạo cơ hội để cho người có đất và người muốn phát triển SXNN gặp nhau thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ theo pháp luật.

Cần vận dụng hợp lí và nhạy bén các chính sách về đất đai nhằm đảm bảo nâng cao hiệu quả sử dụng đất, bảo vệ và cải thiện độ màu mỡ của đất NN. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân được quyền thuê đất đai đầu tư tổ chức SXNN và phát triển NT theo định hướng phát triển KT - XH.

Chính sách v tín dng: các ngân hàng đầu tư, qũy hỗ trợ, các tổ chức tín dụng,... có kế hoạch cho các tổ chức, cá nhân (đặc biệt các hộ nông dân) vay vốn sao cho đảm bảo phương châm “5 đúng” là đúng đối tượng, đúng thời điểm, đúng số lượng, đúng thời hạn, đúng lãi suất.

Các trang trại, HTX, các mô hình mới chuyển đổi như VAC, du lịch sinh thái, cần có chính sách tín dụng đặc thù để khuyến khích phát triển nhanh và nhân ra diện rộng.

Chính sách thuế: cần phải có chính sách miễn giảm thuế doanh thu cho các cơ sở SX giống cây trồng - vật nuôi và giống thuỷ sản nhằm góp phần thực hiện tốt phương châm xã hội hóa công tác giống.

Chính sách v bo v môi trường NT: cần có chính sách bảo vệ môi trường NT ngay từ giai đoạn đầu của CNH - HĐH NN - NT để đảm bảo phát triển nền NN bền vững. Đặc biệt ở những khu vực tập trung các làng nghề tiểu thủ công nghiệp và các khu CNCB là những nơi có nguy cơ ô nhiễm cao. Do đó, cần có những biện pháp nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực đến môi trường và có những giải pháp xử lí phù hợp đối với rác thải, nước thải, khí thải của các cơ sở SX.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn tỉnh Bình Dương trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa (Trang 119 - 120)