CDCC trong ngành trồng trọt tỉnh Bình Dương:

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn tỉnh Bình Dương trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa (Trang 58 - 62)

Trong nội bộ ngành trồng trọt đang diễn ra sự CDCC cây trồng. Sự chuyển dịch có ý nghĩa to lớn trong CDCCKT ngành NN tỉnh vì trồng trọt hiện đang chiếm một tỉ trọng lớn trong GTSX NN (theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp).

Bng 2.14. Giá tr và cơ cu GTSX ngành trng trt tnh Bình Dương

(Giá cốđịnh 1994)

Chỉ tiêu 1997 2000 2003 2006

Tng s 750.668 1.310.160 1.531.201 1.715.661

Cây lương thực 165.347 166.195 182.034 149.289 Cây công nghiệp 457.791 977.832 1.145.207 1.357.733

Cây ăn quả 25.442 62.492 90.338 102.687 Rau, đậu, gia vị 91.407 96.261 106.376 98.995 Giá trị (triệu đồng) Cây khác 10.701 7.398 7.054 6.957 Tng s 100,0 100,0 100,0 100,0 Cây lương thực 22,0 12,7 11,9 8,7

Cây công nghiệp 61,0 74,6 74,8 79,1

Cây ăn quả 3,4 4,8 5,9 6,0

Rau, đậu, gia vị 12,2 7,3 6,9 5,8

Cơ cấu

(%)

Cây khác 1,4 0,6 0,4 0,4

[Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương]

Cây lương thc: chiếm tỉ trọng khoảng 15% GTSX NN và có xu hướng giảm dần từ 22,0% (năm 1997) giảm xuống còn 8,7% (năm 2006). Tốc độ tăng trưởng cây lương thực trong giai đoạn này cũng thấp hơn so với các loại cây khác, bình quân đạt 1,3%/năm. Diện tích trồng cây lương thực cho năng suất thấp chuyển sang trồng cây công nghiệp lâu năm, có yêu cầu lớn của thị trường.

Bng 2.15. Tình hình SX mt s cây lương thc tnh Bình Dương

Chỉ tiêu 1997 2000 2003 2006 Din tích (ha) 25.897 24.891 23.506 15.813 Năng suất (tạ/ha) 26,6 25,8 28,7 29,0 Lúa Sn lượng (tấn) 68.886 64.292 67.512 45.883 Din tích (ha) 7.037 9.428 9.453 7.476 Năng suất (tạ/ha) 17,5 138,7 159,6 176,0 Cây chất bột có củ Sn lượng (tấn) 12.341 130.768 150.853 131.564

Diện tích trồng lúa giảm với tốc độ giảm nhanh, nguyên nhân chủ yếu là do quá trình phát triển công nghiệp và đô thị hóa đã chuyển dịch đất SXNN sang đất chuyên dùng, đất ở và trồng những cây có giá trị kinh tế cao. Hiện nay, cây lúa tập trung phát triển chủ yếu là huyện Tân Uyên, một ít ở huyện Bến Cát.

Rau, đậu và gia v: chiếm 9,2% GTSX trồng trọt và đang có xu thế tăng.

Bng 2.16. Tình hình SX cây rau, đậu tnh Bình Dương

Chỉ tiêu 1997 2000 2003 2006 Din tích (ha) 6.329 6.737 7.405 6.589 Năng suất (tạ/ha) 136,8 133,5 140,1 128,2 Rau các loại Sn lượng (tấn) 86.568 89.934 103.722 84.471 Din tích (ha) 3.376 3.059 2.536 1.231 Năng suất (tạ/ha) 6,8 5,7 6,9 6,6 Đậu các loại Sn lượng (tấn) 2.295 1.751 17.42 8.110

[Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương]

Do đặc thù về vị trí địa lí nên Bình Dương có điều kiện thuận lợi về thị trường tiêu thụ rau, đậu. Song, vẫn chưa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng về chủng loại, chất lượng và mức độ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tỉnh chú trọng phát triển các loại rau sạch, an toàn nhằm đáp ứng thị trường tiêu thụ trong và ngoài tỉnh. Các vùng chuyên canh trồng rau sạch, an toàn được tập trung ở xã Thái Hòa huyện Tân Uyên, huyện Bến Cát và TX. Thủ Dầu Một. Diện tích cũng như năng suất cây rau tăng thì diện tích các loại đậu giảm nhanh. Tỉnh tập trung chuyên canh lạc xuất khẩu ở TX. Thủ Dầu Một, huyện Bến Cát, huyện Tân Uyên.

Cây công nghip hàng năm: diện tích ngày càng giảm là hợp lý bởi trong điều kiện thuỷ lợi chưa đáp ứng nhu cầu, SX dựa vào nước mưa, năng suất bấp bênh và gia tăng suy thoái đất.

Cây khác: cây cảnh, hoa, dược liệu,... tận dụng nhu cầu tiêu thụ lớn nên đã đẩy mạnh và đây là “tiền đồ” cho NN ven đô thị. Đặc biệt diện tích trồng hoa, cây cảnh tăng rất nhanh nhằm đáp ứng nhu cầu hoa, cây xanh cho đô thị và các khu công nghiệp trong tỉnh.

Bng 2.17. Tình hình SX mt s cây công nghip hàng năm tnh Bình Dương Chỉ tiêu 1997 2000 2003 2006 Din tích (ha) 3.970 3.344 3.604 1.080 Năng suất (tạ/ha) 444,5 432,4 456,2 486,9 Mía Sn lượng (tấn) 177.260 144.605 164.635 52.588 Din tích (ha) 225 116 112 - Năng suất (tạ/ha) 13,0 10,4 15,2 - Thuốc lá Sn lượng (tấn) 292 121 170 - Din tích (ha) 94 28 3 64 Năng suất (tạ/ha) 4,5 5,0 6,7 5,9 Sn lượng (tấn) 42 13 2 38

Cây thức ăn gia súc(ha) 331 1.144 1.112 963

Vườn hoa, cây cảnh(ha) - 20 73 412

[Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương]

Cây công nghip lâu năm: chiếm tỉ trọng lớn nhất, chiếm trên 65,6% GTSX ngành trồng trọt, đặc biệt trồng cây cao su, hồ tiêu.

Cây cao su: là cây trồng chủ lực của tỉnh, diện tích liên tục tăng, tốc độ tăng diện tích là 5,46%/năm. Bình Dương luôn là tỉnh có diện tích cao su lớn nhất so với các tỉnh, thành phố trồng cao su trong cả nước. Nông dân và các công ty cao su tỉnh đã tận dụng địa hình khá bằng, tầng đất dày, khí hậu phù hợp với phát triển cao su. Tuy nhiên, do những năm gần đây, giá mủ và gỗ cao su tăng nhanh; kết hợp với phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng (từ cây hàng năm sang cây lâu năm) nên có khá nhiều hộ nông dân đã trồng cao su xuống vùng đất thấp, có ảnh hưởng của mực nước ngầm bão hòa mùa mưa (nước mọi). Ở những chân đất này, khi rễ cao su tới mực nước ngầm, cây sẽ chậm phát triển, rụng lá và không cho mủ; nếu không có giải pháp thoát nước ngầm thì những cây cao su này sẽ không cho năng suất, phải thay thế bằng cây hàng năm thích hợp hơn.

Cây điều: diện tích có xu hướng giảm dần từ 17.824 ha năm 1997 xuống còn 10.104 ha (năm 2006). Diện tích điều giảm là hợp quy luật bởi trồng điều hiệu quả kinh tế thấp, giống điều đa phần đã thoái hóa, dễ gặp rủi ro bởi khí hậu. Tuy nhiên,

năng suất vẫn tăng, năm 1997 đạt 4,0 tạ/ha thì đến năm 2006 năng suất đạt 5,5 tạ/ha. Nhờ cải tiến kĩ thuật, đưa giống điều mới vào SX, năng suất cao nên khi diện tích bị thu hẹp nhưng sản lượng vẫn tăng nhanh.

Cây cà phê: do thời kì trước giá cà phê tăng nhanh; diện tích tăng nhanh, sau đó giá cà phê xuống thấp người trồng cà phê lâm vào hoàn cảnh khó khăn, diện tích giảm liên tục - 3,84/năm và tiếp tục giảm - 11,8%/năm (năm 2006 ).

Cây hồ tiêu: diện tích tăng nhanh là 244 ha (năm 1997) lên 664 ha (năm 2006) và đang được chú trọng đầu tư cả về giống, kĩ thuật.

Cây ăn qu: thống kê được 12 cây ăn quả phổ biến ở tỉnh với diện tích là 6.457 ha (năm 2006). Bình Dương có vùng cây ăn quả đặc sản nổi tiếng măng cụt Lái Thiêu (chiếm 32,9% diện tích, hơn 50% sản lượng măng cụt cả nước), dâu và bòn bon (chiếm 95% diện tích), bưởi Bạch Đằng. Song do trồng cây ăn quả chưa theo quy hoạch kể cả về chủng loại và điều kiện sinh thái nên hiệu quả chưa cao. Mặt khác, công chăm sóc cộng với giá phân bón, vật tư NN quá cao trong khi giá bán sản phẩm thấp nên nhiều vườn cây ăn quả bị bỏ hoang, thiếu chăm sóc.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn tỉnh Bình Dương trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa (Trang 58 - 62)