Tài nguyên đất

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn tỉnh Bình Dương trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa (Trang 35 - 38)

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả, tính hợp lí của CDCCKT NT: vì mục đích cuối cùng của CDCCKT NT là tăng trưởng kinh tế cao và nâng cao chất lượng

2.1.1.3. Tài nguyên đất

Nhóm và loi đất:tài nguyên đất trong tỉnh có 7 nhóm phân thành 14 đơn vị thể hiện hình 2.3. Trong đó, nhóm đất xám có diện tích lớn nhất 157.958 ha (58,60% DTTN), nhóm đất đỏ vàng diện tích 67.634 ha (25,09% DTTN), nhóm đất dốc tụ diện tích 19.075 ha (7,08% DTTN), nhóm đất phù sa diện tích 16.136 ha (5,99% DTTN), nhóm đất xáo trộn diện tích 2.323 ha (0,86% DTTN), nhóm đất phèn diện tích 996 ha (0,37% DTTN), nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá diện tích 77 ha (chiếm 0,03% DTTN).

Cht lượng đất: đất ở Bình Dương có tầng dày khá lớn (tầng dày 100 cm là 226.360 ha chiếm 83,97% DTTN) và địa hình tương đối bằng phẳng (độ dốc < 150, chiếm 99,43% DTTN) thích hợp cho SXNN.

Tính chất vật lý: hầu hết có thành phần cơ giới nhẹ, tỉ lệ cát cao, nhất là các loại đất phát sinh trên phù sa cổ (tỉ lệ cát từ 42 - 57%), dung tích hấp thụ thấp, khả năng giữ nước và phân kém, dễ bị rửa trôi theo cả chiều ngang và chiều dọc, đây là một hạn chế rất lớn. Riêng đất phù sa có thành phần cơ giới thịt nhẹ và thịt trung bình; đất phèn, đất dốc tụ có tỉ lệ sét vật lý 44 - 51%.

Tính chất hóa học: các nhóm đất xám, đất đỏ vàng thuộc loại nghèo dưỡng chất, hàm lượng mùn từ 2,3 - 2,5%, đạm tổng số 0,16 - 0,24%, lân 0,06 - 0,07%, kali tổng số 0,06 - 0,08%. Đất phù sa và đất phèn có chứa nhiều độc tố, độ pH thấp.

Đất đai không phải là lợi thế cho SXNN ở Bình Dương, bởi có đến 66,08% là “đất có vấn đề” (đất xám nghèo và mất cân đối chất dinh dưỡng, đất phèn và đất xám đọng mùn có độ pH thấp, chứa nhiều độc tố,...). Muốn cây trồng có năng suất cao phải đầu tư nhiều chi phí hơn, cần áp dụng các mô hình canh tác tổng hợp.

Hin trng s dng đất:

Theo đơn vị hành chính: đất phân bố không đều, tập trung 04 huyện phía Tây - Bắc và Đông của tỉnh chiếm 91,4% DTTN (Dầu Tiếng, Tân Uyên, Bến Cát, Phú Giáo), phần lớn diện tích đất ở các huyện này đang sử dụng cho SXNN, tập trung phía Nam 8,6% DTTN ( TX. Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An) chủ yếu được sử dụng cho công nghiệp và đô thị.

Bng 2.1. Phân bđất đai theo đơn v hành chính tnh Bình Dương

Đơn vị hành chính Diện tích (ha) Tỉ lệ (%)

Toàn tỉnh 269.522 100,00

1. TX. Th Du Mt 8.786 3,26

2. Huyn Thun An 8.425 3,13

3. Huyn Dĩ An 6.029 2,24

4. Huyn Bến Cát 58.817 21,82

5. Huyn Tân Uyên 61.345 22,76

6. Huyn Phú Giáo 54.144 20,09

7. Huyn Du Tiếng 71.976 26,70

[Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương]

Theo mục đích sử dụng: hầu hết diện tích đất ở Bình Dương đều được đưa vào sử dụng, phần diện tích đất chưa sử dụng chiếm một tỉ lệ nhỏ, thể hiện bảng 2.2.

Bng 2.2. Hin trng s dng đất tnh Bình Dương (ha) Loại đất 1997 2000 2003 2006 Tổng diện tích 269.522 269.522 269.522 269.522 197.891 215.476 215.479 215.482 52.382 45.160 39.543 30.696 754 349 455 180 1. Đất SXNN - Đất trồng cây hàng năm - Đất vườn tạp - Đất trồng cây lâu năm 144.572 143.866 146.875 174.158 2. Đất lâm nghip 18.082 12.791 14.115 12.651 3. Đất chuyên dùng 21.440 22.563 28.464 30.154 4. Đất 4.685 5.845 6.317 7.322 29.503 12.879 11.587 1.110 9.086 4.793 4.067 1.061 847 184 182 - 5.042 1.102 896 40 5. Đất chưa s dng và sông sui - Đất bằng chưa sử dụng - Đất có mặt nước chưa sử dụng - Đất đồi núi - Đất chưa sử dụng khác 14.528 - - -

Tổng DTTN tỉnh 269.522 ha; trong đó đất SXNN chiếm 79,94%, đất phi NN chiếm 19,64% và đất chưa sử dụng chiếm 0,42% DTTN. Hiện có 1.110 ha đất chưa sử dụng và đất bỏ hóa (do các nguyên nhân thiếu nguồn nước tưới, đất trong khu quy hoạch, đất thấp lầy thụt ven sông) cần có kế hoạch đưa vào SXNN, nhất là đất bỏ hóa hàng năm.

Theo số liệu thống kê diện tích đất SXNN của tỉnh ngày càng tăng nhưng trên thực tế đất SXNN “ bị mất đi” do tư nhân rất lớn. Người nông dân trong tỉnh không có đất SXNN trong khi các chủ đất SXNN là những người từ các địa phương khác tới như thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Đồng Nai,... Chính nạn đầu cơ đất đai là nguyên nhân làm mất đất SXNN. Do vậy, tỉnh cần có những biện pháp quy hoạch rà soát lại để ngành NN có nguồn tư liệu SX và góp phần CNH - HĐH NN - NT tỉnh trong khi dân số ngày một tăng và giá cả lương thực, thực phẩm ngày một leo thang gây khó khăn cho dân cư NT nghèo.

2.1.1.4. Khí hu

Bình Dương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo - gió mùa nên:

Nhit độ trung bình: cao đều trong năm từ 25,00C - 27,20C, tổng tích ôn lớn 9.4680C - 9.6840C/năm. Tổng lượng bức xạ cao và ổn định: 75 - 80 Kcal/cm2/năm. Số giờ nắng giàu: 2.401 giờ/năm, 6,7 - 7,2 giờ/ngày, có đến 11 tháng trong năm có tổng số giờ nắng  200 giờ/năm. Thực tế, nếu đủ các điều kiện nước, dưỡng chất,... có thể gieo trồng cây ngắn ngày 4 - 5 vụ/năm đạt năng suất và chất lượng cao.

Tng lượng mưa hàng năm: khá lớn (1.641 - 2.147 mm/năm).

Mùa mưa: thực sự thường bắt đầu từ V và kết thúc X (kéo dài 158 - 179 ngày), lượng nước mưa chiếm trên 84% lượng mưa cả năm; trong điều kiện đất xám, thành phần cơ giới nhẹ, khả năng giữ nước và phân kém, nếu không có các biện pháp thuỷ lợi giữ nước thì khó có thể canh tác 2 vụ/năm.

Mùa khô: thực sự bắt đầu từ cuối tháng X và kết thúc IV (131 - 155 ngày), lượng nước mưa chỉ chiếm 12 - 15% lượng mưa cả năm; kết hợp với nắng nóng kéo dài, lượng bốc hơi gia tăng, nếu không có các công trình thuỷ lợi, SXNN trong mùa khô hầu như bị ngưng trệ. Việc lựa chọn các cây lâu năm không cần tưới nước như

cao su, điều,... trong điều kiện không có nước tưới là hoàn toàn hợp lý.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn tỉnh Bình Dương trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)