Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn tỉnh Bình Dương trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa (Trang 95 - 96)

- CDCC trong ngành chăn nuôi:

B ảng 2.36 Tình hình SX một số cây trồng chính vùng NN 2 tỉnh ình Dương Chỉ tiêu 1997 2000 2003

2.3.1. Những kết quả đạt được

Trong thời kì 1997 - 2006, quá trình CDCCKT NN - NT Bình Dương đã có sự chuyển biến tích cực với tốc độ tăng trưởng khá cao. Nhìn chung, CCKT NN - NT chuyển dịch theo hướng SX hàng hóa, các sản phẩm có khả năng tiêu thụ mạnh, có hiệu quả kinh tế cao được phát triển mạnh mẽ và hình thành các vùng SX chuyên môn hóa, quy mô lớn, trang thiết bị và kĩ thuật SX hiện đại. NT đã được chú trọng đầu tư tăng cường cơ sở hạ tầng. Bộ mặt NT đã có những chuyển đổi lớn, đời sống vật chất, tinh thần của dân cư được cải thiện.

- Trong NN sự chuyển dịch diễn ra giữa các ngành và nội bộ của mỗi ngành. Xu hướng chung là giảm tỉ trọng ngành NN, tăng tỉ trọng ngành lâm và thuỷ sản; trong nội bộ ngành NN thì giảm tỉ trọng các ngành SX vật chất và tăng tỉ trọng ngành dịch vụ NN. Cụ thể là trong NN, cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả vẫn tiếp tục được coi là sản phẩm thế mạnh có tính hàng hóa cao, do đó chú trọng phát triển các giống tốt, chất lượng cao và hướng tới hình thành những vùng chuyên canh lớn. Các cây hàng năm khác như rau sạch, cây thực phẩm, cây hoa, cây cảnh đang tăng dần tỉ trọng, đặc biệt là phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ hoa quả tươi của các đô thị, đồng thời cung cấp nguyên liệu cho CNCB nước uống hoa quả. Cây ăn quả tăng dần tỉ trọng trong cơ cấu cây trồng, trong đó chiếm ưu thế gần như tuyệt đối là cây bưởi, măng cụt, mít. Trong cơ cấu vật nuôi thì nổi lên xu hướng tăng tỉ trọng đàn gà, đàn lợn và đàn bò (bò thịt, bò sữa) và giảm tỉ trọng đàn trâu với các chương trình cải tạo giống như “sind hóa đàn bò”,“lợn hướng nạc”. Trong nội bộ ngành thuỷ sản thì tăng tỉ trọng nuôi thuỷ sản, sản phẩm nuôi trước đây cá chiếm ưu thế thì hiện nay đã xuất hiện các loại mới, thuỷ sản đặc sản (ba ba, ếch, lươn, cá cảnh,...). Trong lâm nghiệp tăng tỉ trọng trồng rừng và tỉ lệ che phủ trong tỉnh, chú trọng bảo vệ rừng trong quá trình khai thác các sản phẩm lâm nghiệp.

- Quá trình phát triển cũng dẫn tới hình thành các vùng SXNN chuyên môn hóa. Như vậy, CDCCKT NN diễn ra theo chiều hướng tích cực, phát triển nền

NN có hệ số đa dạng cao, trong đó chú trọng phát triển các loại nông sản thế mạnh và phù hợp với nhu cầu hiện nay của thị trường. Do đó, năng suất lao động trong NN ngày càng cao, quá trình đầu tư cho phát triển tiến hành tập trung và thuận lợi hơn, nền NN ngày càng phát triển theo hướng CNH - HĐH.

- Trong các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở NT ngày càng đa dạng và giải quyết việc làm, mang lại nguồn thu đáng kể cho dân cư NT và đóng góp chung vào sự phát triển KT - XH của tỉnh. Các làng nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống đang được khôi phục và đầu tư phát triển, các nghề truyền thống cũng xuất hiện thêm các nghề mới, trong số đó các làng nghề mà sản phẩm hiện nay đang được ưa chuộng được sẽ ưu tiên đầu tư quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho ngành phát triển.

- Hoạt động dịch vụ NN - NT cũng ngày càng sôi động. Bên cạnh các hoạt động dịch vụ của thành phần kinh tế Nhà nước thì hoạt động của các thành phần kinh tế khác như kinh tế tập thể và HTX hoạt động tỏ ra có hiệu quả, đặc biệt hầu hết các HTX đều đã tiến hành chuyển đổi và hoạt động dịch vụ tổng hợp (thuỷ lợi, làm đất, giống, vật tư NN, thú y,...). Ngoài ra, thành phần kinh tế tư nhân cũng tham gia vào các hoạt động dịch vụ NN chủ yếu ở các khâu vận tải, vật tư NN, thú y,...Vì thế các thành phần kinh tế góp phần tích cực vào sự phát triển NN - NT tỉnh.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn tỉnh Bình Dương trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa (Trang 95 - 96)