Chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn tỉnh Bình Dương trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa (Trang 47 - 48)

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả, tính hợp lí của CDCCKT NT: vì mục đích cuối cùng của CDCCKT NT là tăng trưởng kinh tế cao và nâng cao chất lượng

2.1.2.5. Chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn

Trên cơ sở định hướng chung trên toàn quốc, Bình Dương đã ban hành một số chính sách về chuyển đổi CCKT NN - NT.

Chính sách vđất đai: để hình thành nền NN hàng hóa phát triển bền vững tỉnh phải “tích tụ đất đai”, có phương án sử dụng đất dành cho các đối tượng có vốn, có kiến thức, biết làm ăn giỏi,... nên tạo cơ hội để người có đất và người muốn phát triển SXNN gặp nhau thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ theo đúng pháp luật.

Chính sách v vn: hỗ trợ vốn cho phát triển NN và ngành nghề NT bằng các hình thức cho vay đầu tư phát triển, cấp hỗ trợ lãi suất đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư,... Chính sách hỗ trợ về vốn ưu tiên cho áp dụng thử nghiệm nuôi trồng các giống cây con mới (bò sữa, bò lai sind,...). Đồng thời, ngân hàng cho vay không thế chấp hộ, trang trại là 30 triệu đồng, cho HTX là 500 triệu đồng,... Riêng các mô hình chuyển đổi như VAC, du lịch sinh thái, bò sữa,... cần có chính sách phát triển nhanh, nhân ra diện rộng và hỗ trợ vốn xử lý môi trường trong quá trình SXNN.

Chính sách thuế: miễn hoặc giảm thuế doanh thu cho các cơ sở SX giống cây trồng - vật nuôi và giống thuỷ sản.

số vốn đấu tư khá lớn cho NN - NT tạo điều kiện đẩy nhanh CNH - HĐH. Các lĩnh vực được đầu tư nhiều như xây dựng hệ thống giao thông, công trình thuỷ lợi, các trạm trại giống và chăm sóc thú y, bảo vệ thực vật. Đồng thời, các làng nghề thủ công truyền thống và CNCB ở NT cũng rất được chú trọng.

Chính sách khoa hc và công ngh: đã đưa nhanh những tiến bộ khoa học kĩ thuật vào SX kinh doanh, chú trọng nhân giống cây trồng - vật nuôi, khuyến khích đổi mới thiết bị, công nghệ trong các cơ sở SX, đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ kĩ thuật, công nhân lành nghề.

Chính sách to vic làm cho lao động NN - NT: đầu tư xây dựng trường dạy nghề, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các làng nghề và phát triển công nghiệp NT để thu hút lao động.

Chính sách v th trường tiêu th sn phm: đầu tư xây dựng chợ đầu mối, phát triển mạng lưới chợ, tổ chức quảng bá các sản phẩm. Thị trường là nhân tố tất yếu rất quan trọng đối với tất cả các ngành nói chung và NN nói riêng. Do đó, cần sự quan tâm hỗ trợ mọi mặt rất lớn từ các ngành, các cấp.

Nhìn chung, các chính sách về phát triển kinh tế, phát triển NN - NT ở Bình Dương đã tạo được môi trường thuận lợi và ổn định cho NN - NT phát triển theo hướng CNH - HĐH. Các chính sách này vẫn thường xuyên bổ sung và sửa đổi hàng năm sau khi tổng kết tình hình phát triển thực tếđịa phương.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn tỉnh Bình Dương trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)