2. NHỮNG ĐỀ XUẤT VỀ KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG CƠ BẢN ĐỂ TỔ CHỨC THỰC HIỆN MỘT CHIẾN DỊCH TRUYỀN THÔNG TRÊN
2.2.8. Kỹ năng xử lý thông tin phản hồ
Thông tin phản hồi của độc giả rất có giá trị bởi nó cho thấy phần nào hiệu quả của chiến dịch truyền thông. Đồng thời, chính những phản hồi ấy nhiều khi lại là những sáng kiến hay để toà soạn điều chỉnh chiến dịch thêm hấp dẫn, hiệu quả. Khi nhận được những phản hồi của bạn đọc, toà soạn cần phân tích xem chiến dịch đã tác động thế nào đến độc giả, họ đánh giá chất lượng chiến dịch ra sao và có những đề xuất gì. Để phục vụ tốt nhất độc giả, các tờ báo phải “mang đến cho người đọc cần chứ không phải cái mà mình có”.
Hàng ngày, Tuổi trẻ nhận được hàng trăm thư, email của độc giả và toà soạn đọc rất kỹ, không bỏ sót thư nào. NB Đà Trang chia sẻ: “Một kinh nghiệm chung của hầu như tất cả các chiến dịch mà Tuổi trẻ từng thực hiện đều có sức ép, sự đóng góp và sáng kiến từ phía độc giả. Từ những yêu cầu, đòi hỏi, sáng kiến của độc giả, Tuổi trẻ mới thấy cần thiết và bắt đầu mở chiến dịch. Nói cách khác, Tuổi trẻ làm theo “đơn đặt hàng” của bạn đọc.”
Ở chiến dịch truyền thông về sự kiện nhật ký Nguyễn Văn Thạc và Đặng Thuỳ Trâm, sau khi cảm nhận được hiệu ứng yêu thích nhật ký chiến tranh trong độc giả thông qua những bức thư phản hồi về những trích đoạn nhật ký của hai liệt sỹ, Tuổi trẻ đã bắt đầu xây dựng kế hoạch truyền thông. Nắm bắt được nhu cầu của đông đảo độc giả muốn được chia sẻ suy nghĩ về hai cuốn nhật ký và về ước mơ, lý tưởng của thế hệ trẻ hôm nay nên ban biên tập đã mở diễn đàn Tuổi 20 của chúng
trình bệnh xá Đặng Thuỳ Trâm vừa để tưởng nhớ người bác sỹ anh hùng, vừa để giúp đỡ những người dân nghèo ở Đức Phổ mà toà soạn phát động gây quỹ xây dựng bệnh xá Đặng Thuỳ Trâm. Hành trình của PV Uyên Ly sang Mỹ tìm lại người phiên dịch Nguyễn Trung Hiếu cũng được thực hiện theo “đơn đặt hàng” của độc giả.