Tổng quan về chiến dịch truyền thông của báo Tuổi trẻ về sự kiện nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi và Nhật ký Đặng Thùy Trâm

Một phần của tài liệu Tổ chức thực hiện chiến dịch truyền thông về sự kiện nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi và Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm trên báo in (Khảo sát báo Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 6 đến tháng 12-2005) (Trang 31 - 33)

1. TUỔI TRẺ VỚI CHIẾN DỊCH TRUYỀN THÔNG VỀ SỰ KIỆN

1.3.Tổng quan về chiến dịch truyền thông của báo Tuổi trẻ về sự kiện nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi và Nhật ký Đặng Thùy Trâm

nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi và Nhật ký Đặng Thùy Trâm

Chiến dịch truyền thông về sự kiện hai cuốn nhật ký của chiến tranh của liệt sỹ Nguyễn Văn Thạc và Đặng Thùy Trâm tính bắt đầu từ khi giới thiệu và khởi đăng các trích đoạn nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi (đầu tháng 6-2005) cho đến hết loạt bài về hành trình sang Mỹ cùng gia đình Thuỳ Trâm và tìm lại người phiên dịch Nguyễn Trung Hiếu của PV Uyên Ly (cuối tháng 10-2005). Thời gian 3 tháng cho một chiến dịch truyền thông lớn trên một tờ báo là không quá dài nhưng cũng không ngắn. Tuổi trẻ cần có những hoạt động đa dạng, phong phú thì mới hấp dẫn được độc giả theo dõi thường xuyên suốt cả chiến dịch. Khảo sát với 237 độc giả Tuổi trẻ, chỉ có 9.7% độc giả không để ý lắm đến sự kiện này; 66,7% có theo dõi nhưng không liên tục và 23,6% theo dõi liên tục, không bỏ sót bài nào. Về số lượng, có 73,4% bạn đọc cho rằng số lượng bài viết trong chiến dịch truyền thông này là vừa phải; 16,9% cho là quá nhiều và chỉ có 9,7% cho là quá ít. Về chất lượng, 26,2% độc giả đánh giá các bài viết này rất tốt; 60,7% nhận xét là tốt; 12,7% cho rằng chất lượng bình thường và chỉ có 0,4% độc giả đánh giá là kém.

Mở đầu bằng việc trích đăng nhật ký của anh tân binh Nguyễn Văn Thạc và bác sỹ Đặng Thùy Trâm, Tuổi trẻ đã dần dẫn dắt bạn đọc đi theo một tuyến bài rất hấp dẫn, những hoạt động rất có ý nghĩa của chiến dịch truyền thông về hai cuốn nhật ký này. Sau khi đăng những đoạn trích của nhật ký Nguyễn Văn Thạc, Tuổi trẻ đã dừng ở đó mà không phát triển thêm sự kiện gì. Bản thân một số người làm báo

Tuổi trẻ cũng thừa nhận dường như khi ấy họ đã bỏ qua cơ hội tổ chức một chiến

dịch truyền thông mới. Tuy nhiên, thông qua nhiều ý kiến phản hồi xúc động của bạn đọc, Tuổi trẻ đã bắt đầu cảm nhận được hiệu ứng của cuốn nhật ký chiến tranh đó trong lòng bạn đọc.

Phải đến Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm, Tuổi trẻ mới thực sự chủ động tổ chức thành một chiến dịch truyền thông. Gần như cùng lúc với việc trích đăng cuốn Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm, Tuổi trẻ “tung ra” bài phỏng vấn TS Vũ Minh Khương (Đại học Harvard, Mỹ) mang tên Cơ hội của Thánh Gióng về khát vọng tuổi trẻ, sự khát khao cống hiến, sự trăn trở về sức mạnh và tương lai của đất nước. Những trăn trở, suy nghĩ của TS Vũ Minh Khương là nhịp cầu kết nối lý tưởng sống cống hiến của thế hệ anh Thạc, chị Trâm với khát vọng của thế hệ trẻ hôm nay.

Đồng thời, ban biên tập cũng quyết định chuẩn bị và sẽ bắt đầu mở diễn đàn

Tuổi 20 của chúng ta sau khi đăng Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm được một vài kỳ.

Diễn đàn là nơi để bạn đọc, đặc biệt là những bạn đọc trẻ bày tỏ cảm xúc về hai cuốn nhật ký và chia sẻ suy nghĩ về lý tưởng sống của thanh niên và những việc làm thiết thực để cống hiến cho Tổ quốc. Mặt khác, biên tập viên Thuý Nga được giao “đặt hàng” một số cây bút, nhân vật để có thể phát triển thêm nội dung sau khi nhật ký đã kết thúc. Tuổi trẻ cũng cử PV về Quảng Ngãi để tìm lại những nhân chứng lịch sử đã từng sống và chiến đấu với chị Trâm.

Đó là những bước phác thảo ban đầu về chiến dịch với hai tuyến bài là: Tuyến thứ nhất là những trích đoạn nhật ký và một số bài viết của các nhân vật liên quan; tuyến thứ hai là diễn đàn Tuổi 20 của chúng ta.

Trong quá trình thực hiện chiến dịch, do sức lan toả của sự kiện và đòi hòi, góp ý, đề xuất của độc giả mà nảy sinh thêm một số hoạt động và tuyến bài nữa. Một là gây quỹ xây dựng bệnh xá mang tên Đặng Thùy Trâm tại Đức Phổ, Quảng Ngãi. Hai là tìm cho ra thượng sỹ Nguyễn Trung Hiếu, người đã ngăn cản sỹ quan quân báo Mỹ Frederic Whitehurst đốt nhật ký Đặng Thuỳ Trâm. Tình cờ toà soạn có được địa chỉ và số điện thoại của ông Hiếu ở Mỹ và lập tức cử phóng viên Uyên Ly liên lạc với ông. Tháng 10-2005, nhân dịp gia đình Đặng Thuỳ Trâm sang Mỹ theo lời mời của Trung tâm Việt Nam ở Texas để được tận mắt nhìn, tận tay chạm vào cuốn nhật ký gốc của chị Trâm, phóng viên Uyên Ly đã cùng sang Mỹ tìm gặp trực tiếp ông Nguyễn Trung Hiếu để thực hiện “đoạn kết đẹp” của câu chuyện Đặng Thuỳ Trâm. Một hoạt động khác cũng được độc giả quan tâm chú ý là đêm hội

Ngọn lửa Tuổi trẻ do báo Tuổi trẻ phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức

và tường thuật trực tiếp trên sóng VTV3.

Tuổi trẻ đã tổ chức chuỗi các tuyến bài, các hoạt động liên tiếp nhau tạo nên

Một phần của tài liệu Tổ chức thực hiện chiến dịch truyền thông về sự kiện nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi và Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm trên báo in (Khảo sát báo Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 6 đến tháng 12-2005) (Trang 31 - 33)