8 Hành trình sang Mỹ cùng gia đình chị Thùy Trâm
2.2.1. Biên tập, trích đăng nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi và Nhật ký Đặng Thùy Trâm
2.2.1. Biên tập, trích đăng nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi và Nhật ký Đặng Thùy Trâm Đặng Thùy Trâm
Sau khi ban biên tập quyết định trích đăng nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi của liệt sỹ Nguyễn Văn Thạc, việc lựa chọn và biên tập các trích đoạn được giao cho BTV Thuý Nga. PV Thu Hà thì nhận trách nhiệm biên tập các trích đoạn Nhật
ký Đặng Thuỳ Trâm. Theo khảo sát của chúng tôi đối với 237 độc giả Tuổi trẻ thì
hay nhất, xúc động nhất của hai cuốn nhật ký, giúp độc giả hiểu tâm hồn, tính cách và tinh thần anh dũng của hai liệt sỹ.
Nhật ký là thể loại ít được đăng tải trên báo chí, lại không mang tính thời sự, ít tính báo chí nên việc trích đăng như thế nào cũng phải tính toán rất kỹ. Mỗi cuốn nhật ký dày hàng mấy trăm trang, và các sự kiện diễn ra đều đều theo tuyến tính thời gian. Cái khó của người biên tập là phải lựa chọn ra những trích đoạn đặc sắc nhất, dẫn dắt thành câu chuyện hấp dẫn và lôi cuốn độc giả theo từng kỳ. Điều này đòi hỏi người biên tập phải có kỹ thuật và nghệ thuật thu hút độc giả.
Nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi dài hàng trăm trang được chọn đăng thành bốn kỳ và một kỳ đăng thư anh Thạc gửi bạn gái. Lúc đầu ban biên tập cũng rất lo lắng bởi mục Hồ sơ thường đăng các phóng sự hoặc hồ sơ hấp dẫn còn nhật ký của anh Thạc lại là những cảm xúc trữ tình chứ không có cốt truyện, không có xung đột. Vì vậy, BTV Thuý Nga phải suy nghĩ sắp xếp làm sao cho mỗi kỳ báo thành một câu chuyện và các kỳ phải nối tiếp với nhau bằng các lời rao. Những lời rao này vừa phải đảm bảo tính trung thực nhưng vẫn phải hấp dẫn, gợi hứng thú cho độc giả.
Có một chi tiết mà BTV Thuý Nga đặc biệt chú ý trong lời tựa cuốn Mãi mãi
tuổi hai mươi: nhà văn Đặng Vương Hưng viết về dự cảm của anh Thạc về ngày
30-4-1975. Theo chị, đây là một chi tiết bất ngờ, gây xúc động sâu xa và có giá trị linh thiêng. Đã ba, bốn lần anh Thạc hẹn chị Như Anh, bạn gái anh, gặp lại vào ngày 30-4-1975 nhưng đều trong những bức thư anh gửi chị chứ không hề có trong nhật ký. Vì thế BTV Thúy Nga đã chủ động xin phép ông Đặng Vương Hưng cho trích đăng cả những bức thư anh Thạc gửi chị Như Anh mà trong đó có những “lời hẹn hò lớn lao” về ngày gặp lại.
Còn PV Thu Hà cho biết: “Nếu để ý sẽ thấy các trích đoạn nhật ký Đặng Thuỳ Trâm không được đăng theo trình tự ngày tháng mà tôi lựa chọn theo công việc và tâm trạng của chị.” Có thể nhận thấy rằng, 7 kỳ trích đăng, mỗi kỳ lại mang đến cho người đọc một trạng thái cảm xúc khác nhau, một hiểu biết khác nhau về tính cách, con người của liệt sỹ-bác sỹ Đặng Thùy Trâm. Chỉ với 7 kỳ ít ỏi, nhưng chân dung một người bác sỹ tận tuỵ và nghiêm túc, một người công sản kiên trung,
một thanh niên say sưa với lý tưởng cách mạng đã được phác thảo rõ nét. Và cả sự khốc liệt của cuộc chiến cũng hiện lên rất rõ qua từng câu chữ.
Ba kỳ đầu tiên thể hiện rất rõ tính chất công việc của chị Trâm, sự tận tuỵ và tinh thần trách nhiệm và y đức của một người bác sỹ, đặc biệt trong hoàn cảnh khốc liệt của chiến tranh. Ba kỳ tiếp theo thiên về cuộc sống riêng tư và đời sống nội tâm của chị Thuỳ Trâm. Kỳ cuối mang tên Những trang nhật ký cuối cùng kể lại những ngày chị Trâm cùng ba cán bộ bệnh xá ở lại chăm sóc các thương binh nặng vì điểm này đã bị lộ và mọi người đã tìm điểm khác thay thế. Lòng dũng cảm và đức hy sinh của chị thể hiện rất rõ trong những trang nhật ký cuối cùng này.
Theo khảo sát với 237 độc giả Tuổi trẻ thì chỉ có 32 người cho rằng những trích đoạn đăng trên Tuổi trẻ chưa phải những đoạn hay nhất, xúc động nhất của hai tập nhật ký. Những độc giả còn lại đều khẳng định các trích đoạn “hay, xúc động” (81 phiếu), “giúp người đọc cảm nhận tinh thần dũng cảm của hai liệt sỹ” (124 phiếu) và “giúp nguời đọc hiểu tâm hồn, tính cách hai liệt sỹ” (118 phiếu).