Vai trò trong tổ chức các chiến dịch truyền thông

Một phần của tài liệu Tổ chức thực hiện chiến dịch truyền thông về sự kiện nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi và Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm trên báo in (Khảo sát báo Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 6 đến tháng 12-2005) (Trang 25 - 27)

Không chỉ tham gia thực hiện các chiến dịch truyền thông quy mô quốc gia mà một số cơ quan báo in còn đứng ra tổ chức những chiến dịch truyền thông có ảnh hưởng lớn trong xã hội. Thông thường một cơ quan báo chí khi đã có đủ nội lực thì họ sẽ có nhu cầu tổ chức những sự kiện lớn, những chiến dịch truyền thông tầm cỡ vừa đáp ứng yêu cầu của độc giả, vừa để “khẳng định thương hiệu” và mở rộng tầm ảnh hưởng trong xã hội. Tuỳ vào điều kiện nội lực và ngoại lực mà mỗi cơ quan báo chí lại lựa chọn tổ chức những chiến dịch truyền thông phù hợp.

Rõ ràng là việc các cơ quan báo in đứng ra tổ chức các sự kiện văn hoá, xã hội, thể thao... bằng những chiến dịch truyền thông hiệu quả đã có những tác động

tích cực đến sự phát triển của xã hội. Nếu như báo Tiền Phong không tổ chức và

quảng bá rầm rộ cho cuộc thi Hoa hậu Việt Nam thì nhận thức của nhiều người Việt về các cuộc thi người đẹp có lẽ vẫn còn sai lệch và Việt Nam cũng sẽ chưa có người đẹp tầm cỡ quốc gia để cử đi thi Hoa hậu thế giới. Báo Tiền Phong đã góp phần

thay đổi nhận thức của một bộ phận công chúng về sự kiện này, khiến họ chấp nhận việc thi Hoa hậu như một sự kiện văn hoá lành mạnh.

Một ví dụ điển hình khác là chương trình Duyên dáng Việt Nam của do báo

Thanh niên tổ chức cho đến nay đã được 15 lần. Đây là một chương trình ca nhạc-

thời trang tạp kỹ rất quy mô và hoành tráng. Ban đầu chỉ được tổ chức trong TP. Hồ Chí Minh nhưng vài năm gần đây Duyên dáng Việt Nam đã ra phục vụ cả khán giả Hà Nội. Đặc biệt, năm 2005, toàn bộ ekip thực hiện chương trình (hàng trăm người) đã sang úc biểu diễn show Duyên dáng Việt Nam đầu tiên ở nước ngoài, phục vụ miễn phí cho bà con Việt kiều và nhận được sự quan tâm của đông đảo người Việt Nam đang học tập và sinh sống tại Úc. Nhiều người đã gửi ý kiến phản hồi và được đăng tải trên báo Thanh niên hàng ngày và Thanh niên Online.

Một chiến dịch truyền thông cũng rất có ý nghĩa khác là Ký tên vì công lý-

Góp tay xoa dịu nỗi đau da cam của báo Tuổi trẻ. Từ lá thư của một bạn đọc, toà

soạn Tuổi trẻ đã phát động thành một chiến dịch lớn với nhiều hoạt động thiết thực như: đăng tải các ý kiến của độc giả chia sẻ, giúp đỡ các nạn nhân chất độc da cam- điôxin ”xoa dịu nỗi đau”; thông tin liên tục về hành trình đòi lại công lý của những nạn nân chất độc da cam đầu tiên sang Mỹ kiện các công ty hoá chất vì đã cung cấp cho quân đội Mỹ loại chất độc hoá học này. Tiếp đó, Tuổi trẻ phát động phong trào

Ký tên vì công lý và thu thập được hàng triệu chữ ký không chỉ của người Việt Nam

mà còn rất nhiều bạn bè quốc tế để tiếp sức cho những nạn nhân chất độc da cam trên hành trình đòi lại công lý. 6 tỷ đồng là số tiền mà bạn đọc báo Tuổi trẻ đã quyên góp được để góp tay xoa dịu nỗi đau” cho những nạn nhân da cam. Một chương trình truyền hình cảm động mang tên Đêm trắng cũng được Tuổi trẻ phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện nhằm mở rộng ”vùng phủ sóng” của chiến dịch.

Đặc biệt, những năm gần đây, một chiến dịch truyền thông mà rất nhiều cơ quan báo in tổ chức, cao điểm là bắt đầu từ khoảng cuối tháng 5, là Thông tin Tuyển sinh Đại học-Cao đẳng. Các báo thường xuyên thông tin về các ngành nghề

mới và những thay đổi của kỳ thi tuyển sinh hàng năm. Chuyên mục Hỏi-đáp tuyển

sinh, những bài tư vấn hướng nghiệp, tư vấn phương pháp học hiệu quả và làm bài

thi tốt chiếm dung lượng tương đối lớn. Những tờ báo có phiên bản điện tử còn tổ chức nhiều buổi giao lưu trực tuyến giải đáp thắc mắc tuyển sinh trên mạng internet. Thậm chí các toà soạn còn tổ chức các buổi tư vấn tuyển sinh tại nhiều địa phương rồi tường thuật lại các buổi đó trên mặt báo. Các bài viết về tình hình tuyển sinh khắp cả nước, đáp án từng môn thi được cập nhật liên tục. Rồi thông tin về việc chấm thi, công bố kết quả và danh sách các thí sinh đạt điểm cao cũng được đăng tải trên rất nhiều báo. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như từng trường đại học, cao đẳng thì khó có thể tổ chức được những chiến dịch truyền thông quy mô và bài bản như thế về kỳ thi tuyển sinh nhưng các cơ quan báo chí lại hoàn toàn có thể làm được. Trước kia các thí sinh thường lúng túng chọn trường, chọn ngành, vướng mắc về thủ tục và điều kiện dự thi... nhưng không biết hỏi ai. Từ khi các toà soạn chủ động tổ chức những chiến dịch truyền thông về kỳ thi tuyển sinh thì các thí sinh đã thoả mãn được phần nào nhu cầu thông tin.

Có thể khẳng định rằng, trong xã hội hiện đại, khi mà công chúng ngày càng có nhu cầu thông tin một cách đầy đủ, liên tục theo dòng chảy thông tin của một sự kiện hoặc vấn đề thì vai trò của các cơ quan báo chí, trong đó có báo in trong việc tổ chức các chiến dịch truyền thông ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết.

Một phần của tài liệu Tổ chức thực hiện chiến dịch truyền thông về sự kiện nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi và Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm trên báo in (Khảo sát báo Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 6 đến tháng 12-2005) (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w