Những thành công

Một phần của tài liệu Tổ chức thực hiện chiến dịch truyền thông về sự kiện nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi và Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm trên báo in (Khảo sát báo Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 6 đến tháng 12-2005) (Trang 62 - 66)

CHIẾN DỊCH TRUYỀN THÔNG HIỆU QUẢ TRÊN BÁO IN 1 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CHIẾN DỊCH TRUYỀN THÔNG VỀ

1.2.Những thành công

Tạo hiệu ứng xã hội rộng lớn

Mục đích cuối cùng của nhà truyền thông chính là hiệu quả của hoạt động truyền thông. Với một chiến dịch truyền thông thì hiệu quả xã hội, hiệu ứng xã hội chính là thước đo sự thành công của chiến dịch đó. Chiến dịch truyền thông về nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi và Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm đã tạo hiệu ứng xã hội mạnh mẽ, tác động lớn đến nhận thức, thái độ và hành vi của công chúng, đặc biệt

là đối tượng độc giả trẻ. Bản thân những người thực hiện chiến dịch cũng thừa nhận rằng, họ có dự đoán trước phần nào nhưng không thể ngờ rằng hiệu quả lại mạnh mẽ và “dữ dội” thế. Có thể phân tích hiệu ứng xã hội của chiến dịch này trên năm khía cạnh sau.

Thứ nhất, chiến dịch đã tạo được sự rung động mạnh mẽ không chỉ trong hàng triệu bạn trẻ Việt Nam trong lẫn ngoài nước về truyền thống hào hùng và chất nhân văn Việt Nam mà còn cả với những người từng qua cuộc chiến ở cả hai phía.

Hơn 1000 thư, email của độc giả thuộc nhiều tầng lớp nhân dân, ở nhiều độ tuổi khác nhau mà chủ yếu tập trung vào lứa tuổi thanh niên gửi về toà soạn bày tỏ cảm xúc, chia sẻ suy nghĩ sau khi đọc hai cuốn nhật ký. “Báo Tuổi trẻ đã làm sống lại trang lịch sử hào hùng của dân tộc, của tuổi trẻ Việt Nam qua những trang Mãi mãi tuổi hai mươi và Nhật ký Đặng Thùy Trâm... Trong khói lửa của chiến tranh ác liệt..., tôi vẫn nhận ra vẻ đẹp của quê hương đất nước, vẻ đẹp nhân hậu và dâng trào lòng yêu cuộc sống của giới trẻ Việt Nam.” [1, 27-7-2005, tr.8]

Kể cả những độc giả lớn tuổi cùng thời với anh Thạc, chị Trâm, thậm chí là bạn học, bạn chiến đấu của hai anh chị cũng cảm thấy rung động mạnh mẽ trước hai cuốn nhật ký. “30 năm sau ngày chiến thắng, chúng ta mới có dịp hiểu hơn về các anh, các chị, các bạn của chúng tôi, những người con trai, con gái thật sự tài năng, ra chiến trường với tâm hồn thanh khiết, lãng mạn, không một chút suy tính thiệt hơn với một tình yêu rộng lớn, thật đẹp.” [1, 20-7-2005, tr.8].

Thứ hai, các hoạt động trong chiến dịch truyền thông này của báo Tuổi trẻ đã động viên mạnh mẽ ước mơ, khát vọng cống hiến, xây dựng đất nước của thế hệ trẻ hôm nay. Trong mỗi người trẻ tuổi đều ẩn dấu những ước mơ, những khát vọng đẹp. Nó như đốm lửa âm ỉ trong tim, chờ một ngọn lửa lớn thắp sáng là bùng cháy. Những người trẻ tuổi bỗng giật mình nhìn lại tuổi 20 của mình, soi vào tấm gương của anh Thạc, chị Trâm để tìm lý tưởng sống của mình. “Đọc những dòng chữ trên báo, tôi bứt rứt không yên và tự vấn mình: liệu mình đã sống và cố gắng như vậy đã đúng, đã đủ chưa?...Và liệu mình có thể cống hiến được chút gì cho quê hương không khi tuổi 20 đang đến rất gần...?” [1, 3-8-2005, tr.8].

Các bạn trẻ đã soi vào tấm gương anh Thạc, chị Trâm rồi nhìn lại tuổi 20 của chính mình để thấy được trách nhiệm của mình với Tổ quốc trước vận hội mới hôm nay. “Tôi đang cần một cái gì đó gần như là sức bật để vực mình lên thì tình cờ đọc được những dòng nhật ký của Nguyễn Văn Thạc, tôi như bừng tỉnh. Tôi đã biết mình nên làm gì, cần làm gì, phải làm gì để chuẩn bị một hành trang thật tốt để bước vào tuổi 20 của mình” [1, 25-7-2005, tr.8].

Thứ ba, chiến dịch này đã tạo được sự đồng cảm, đồng thuận rộng rãi trong dư luận, từ các lãnh đạo Đảng và Nhà nước đến các ban ngành đoàn thể và mọi tầng lớp nhân dân. Thủ tướng Phan Văn Khải đã gửi thư hoan nghênh báo Tuổi trẻ, Đài

truyền hình Việt Nam và nhiều cơ quan báo chí “đã đưa tin trang trọng và có nhiều hình thức cổ vũ mọi người học tập, noi gương hai liệt sỹ” [1, 6-8-2005, tr.1] Trong thư, Thủ tướng đã bày tỏ sự xúc động khi đọc nhật ký của Nguyễn Văn Thạc và Đặng Thuỳ Trâm đồng thời bày tỏ niềm tin và kỳ vọng vào lớp trẻ của dân tộc. Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu cũng gửi thư chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc khi đọc các trích đoạn hai nhật ký này trên Tuổi trẻ.

Bạn đọc từ 15 đến hơn 70 tuổi đã gửi thư về toà soạn bày tỏ cảm xúc sau khi đọc nhật ký Nguyễn Văn Thạc và Đặng Thùy Trâm và sự đồng cảm với những suy nghĩ đăng tải trên diễn đàn Tuổi 20 của chúng ta. Có bạn trẻ trót đi vào con đường nghiện ngập, sau khi đọc được những trích đoạn trong nhật ký của chị Trâm đăng trên Tuổi trẻ đã quyết tâm lên rừng cai nghiện với hành trang là hai cuốn nhật ký.

Thứ tư, chiến dịch truyền thông về nhật ký Nguyễn Văn Thạc và Đặng Thuỳ Trâm đã tạo nên một cuộc vận động lớn trong cả nước. Hơn 1.100 thư, email của bạn đọc đủ mọi thanh phần, trong nước lẫn nước ngoài gửi về diễn đàn Tuổi 20 của

chúng ta, hơn 2.000 bạn trẻ viết ước mơ lên bức tường Tuổi 20, tôi ước và hơn

7.000 bạn trẻ viết san sẻ yêu thương với chị Trâm lên tờ giấy hình bàn tay trong đêm hội Ngọn lửa Tuổi trẻ. Từ em bé làm thuê 15 tuổi đến cụ ông 80 tuổi, từ anh công nhân đến du học sinh, từ y tá, bác sỹ đến các nhà khoa học, và chủ yếu là các bạn sinh viên, thanh niên trí thức đều tham gia nhiệt tình vào diễn đàn, viết lên bức tường ước mơ và san sẻ yêu thương.

Cũng nhân dịp sự kiện cuốn nhật ký Nguyễn Văn Thạc và Đặng Thuỳ Trâm trở thành “hiện tượng” xuất bản, tạo được hiệu ứng mạnh mẽ trong xã hội, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã phát động cuộc vận động chính trị trong toàn thể Đoàn viên thanh niên Tiếp lửa truyền thống-Mãi mãi tuổi 20 trong các trường đại học, cao đẳng và các tổ chức đoàn thể khắp cả nước. Anh Cao Xuân Thạo (Ban Tư tưởng-Văn hoá, Trung ương Đoàn TNCS HCM) khẳng định:

“Các bạn trẻ tham gia phong trào này đã tìm được lẽ sống đẹp ngay trong chính những hoạt động bình thường trong cuộc sống hàng ngày.”

Thứ năm, những người tổ chức chiến dịch này đã tạo được một phong trào hành động vì cộng đồng với việc gây quỹ ủng hộ xây dựng bệnh xá Đặng Thuỳ Trâmtại Đức Phổ, Quảng Ngãi. Hàng triệu bạn đọc, bằng nhiều hình thức: gửi tiền mặt, chuyển khoản, gửi tin nhắn đã ủng hộ hơn 4,1 tỉ đồng (tính đến ngày 22-4- 2005- số liệu do báo Tuổi trẻ cung cấp) để xây dựng bệnh xá mang tên người liệt sỹ- bác sỹ anh hùng. Ngày 24-3-2006, báo Tuổi trẻ phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ngãi, UBND huyện Đức Phổ đã khởi công xây dựng bệnh xá Đặng Thuỳ Trâm tại xã Phổ Cường – nơi chị đã ngã xuống.

Góp phần xây dựng hai tấm gương điển hình cho thế hệ trẻ

Phát hiện, cổ vũ nhân tố mới, điển hình tiên tiến và biểu dương người tốt, việc tốt là trách nhiệm và nghĩa vụ cao cả của người làm báo. Nhất là trong thời đại hiện nay, khi mà thông tin về các “ngôi sao” giải trí tràn ngập trên mặt báo, đặc biệt là một số tờ báo dành cho giới trẻ. Thế hệ trẻ đang rất cần những tấm gương có thực, có sức lay động. “Đó chính là hình mẫu con người mới vươn tới chân-thiện- mỹ. Những hình mẫu đó tác động vào tâm tư, ước mơ của thanh niên sinh viên, túc đẩy họ phảit học tập, phấn đấu và rèn luyện thành người có ích” [12, tr.100]

Tuy nhiên, thực tế cho thấy có những tấm gương rất điển hình, những hình mẫu lý tưởng trong thực tế nhưng không lay động được thế hệ trẻ. “Đó có thể là do người làm báo không nhìn thấy những nhân tố mơi, những điển hình tiên tiến,

những cái tốt đẹp mà biểu dương. Thậm chí nhà báo có thể sa vào việc “báo chí hoá” những bản báo cáo thành tích dài lê thê, không có mồ hôi công sức của người làm báo, do đó, tác phẩm không có tính phát hiện và cũng không thuyết phục được ai.” [11, tr.91]. Có thể thấy rằng, báo Tuổi trẻ không những đã rất hợp lý khi lựa chọn hai nhật ký của anh Thạc, chị Trâm làm trung tâm cho chiến dịch truyền thông mà còn xây dựng được một chiến dịch tương đối thành công, góp phần đưa cái tên Nguyễn Văn Thạc và Đặng Thuỳ Trâm trở thành những hình tượng vừa gần gũi, vừa cao đẹp, thiêng liêng với thế hệ trẻ hôm nay.

Góp phần đưa hai cuốn nhật ký trở thành “hiện tượng xuất bản”

Khi Tuổi trẻ đặt vấn đề cho đăng các trích đoạn của hai cuốn nhật ký này trên mặt báo, ban đầu, các nhà xuất bản còn e dè bởi họ sợ ảnh hưởng tới số lượng phát hành. Nhưng sự thực lại trái ngược hoàn toàn. Từ sau khi nhật ký Nguyễn Văn Thạc và Đặng Thuỳ Trâm được trích đăng trên Tuổi trẻ, lượng phát hành của hai cuốn sách này tăng lên nhanh chóng. Chỉ một tuần sau khi khởi đăng, con số phát hành đã lên tới vài nghìn. Tính đến đầu năm 2006, mỗi cuốn nhật ký đã bán được khoảng 400.000bản - một con số kỷ lục, nhất là đối với loại sách ”truyền thống” thường được coi khó bán trên thị trường.

Nâng cao uy tín và ảnh hưởng của Tuổi trẻ

Tổ chức thành công chiến dịch truyền thông về sự kiện nhật ký Nguyễn Văn Thạc và Đặng Thùy Trâm, Tuổi trẻ đã chứng tỏ họ có nguồn , vật lực dồi dào, nhân lực có trình độ, đáp ứng được các yêu cầu của một chiến dịch truyền thông tầm cỡ. Các bằng khen của Thành Đoàn TP. Hồ Chí Minh, Trung ương Đoàn, Bộ Văn hoá- Thông tin, Giải A giải thưởng báo chí Toàn quốc của Hội Nhà báo Việt Nam và những bức thư khen ngợi của các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước dành cho Tuổi trẻ đã khẳng định uy tín và chất lượng của tờ báo.

Thành công của chiến dịch này đã góp phần nâng tiara phát hành báo trong và sau chiến dịch từ khoảng 350.000 bản/kỳ lên xấp xỉ 400.000 bản/kỳ.

Một phần của tài liệu Tổ chức thực hiện chiến dịch truyền thông về sự kiện nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi và Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm trên báo in (Khảo sát báo Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 6 đến tháng 12-2005) (Trang 62 - 66)