8 Hành trình sang Mỹ cùng gia đình chị Thùy Trâm
2.2.4. Phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam tổ chức đêm hội Ngọn lửa Tuổi trẻ
gia đóng góp và mở rộng đối tượng để có thể huy động được nguồn lực tối đa từ công chúng. Tính đến tháng 3-2006, khi khởi công công trình bệnh xá Đặng Thuỳ Trâm, bạn đọc báo Tuổi trẻ đã quyên góp được 4.160.500.420 đồng.
Song song với việc vận động bạn đọc quyên góp cho quỹ, Tuổi trẻ còn lập kế hoạch xây dựng bệnh xá. Nếu xây bệnh xá giữa rừng tại nơi chị Trâm đã làm việc năm xưa thì rất có ý nghĩa tưởng niệm, nhưng hạn chế về ý nghĩa thực tế bởi vì bệnh xá nằm ở vùng heo hút, khó khăn cho bệnh nhân khi đến khám chữa bệnh. Phó Tổng Biên tập Vũ Văn Bình đã vào Đức Phổ, Quãng Ngãi gặp bí thư huyện uỷ Đức Phổ để bàn bạc cụ thể và cuối cùng quyết định xây dựng bệnh xá tại nơi giao giữa ba xã của huyện Đức Phổ để tạo thuận lợi cho bà con. Việc thiết kế bệnh xá được công ty tư vấn xây dựng Yoco thực hiện miễn phí. Bệnh xá được xây dựng thành hình bàn tay cách điệu như hình dáng bàn tay mềm mại của người thầy thuốc. Ngoài khu khám chữa bệnh còn có vườn rộng để an dưỡng và phòng truyền thống trưng bày các kỷ vật về liệt sỹ-bác sỹ Đặng Thuỳ Trâm.
Thông qua việc vận động gây quỹ xây dựng bệnh xá Đặng Thùy Trâm, có thể thấy được tấm lòng và trách nhiệm của Tuổi trẻ cũng như phương pháp tổ chức công việc rất chu đáo của toà soạn. Không chỉ dừng lại ở việc thông tin các con số đóng góp, mà Tuổi trẻ tập trung vào tấm lòng của các đơn vị, cá nhân. Không chỉ dừng lại ở việc quyên góp mà Tuổi trẻ còn phối hợp với các đơn vị chuyên môn để triển khai kế hoạch xây dựng bệnh xá một cách hợp lý nhất. Ngày 25-3-2006, bệnh xá được chính thức khởi công tại Đức Phổ, Quảng Ngãi.
2.2.4. Phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam tổ chức đêm hội Ngọn lửa Tuổi trẻ Tuổi trẻ
Ngọn lửa Tuổi trẻ là chương trình giao lưu, ca nhạc nằm trong chuỗi các
hoạt động kỷ niệm 30 năm thành lập báo Tuổi trẻ. Khi sự kiện nhật ký Nguyễn Văn Thạc và Đặng Thùy Trâm được đẩy lên thành chiến dịch truyền thông thì toà soạn
quyết định đưa chương trình này vào chiến dịch. Đây là hoạt động gắn kết trang báo với cuộc sống. BTV Lưu Đình Triều, người phụ trách đêm hội Ngọn lửa Tuổi trẻ chia sẻ: “Chúng tôi muốn nhấn mạnh đến sự kết nối giữa ngọn lửa niềm tin và lý tưởng của tuổi trẻ từ những thanh niên thời anh Thạc, chị Trâm đến những bạn trẻ hôm nay.”
Năm 2004, Tuổi trẻ đã phối hợp cùng VTV tổ chức thành công Đêm trắng
trong chiến dịch Ký tên vì công lý-Góp tay xoa dịu nỗi đau da cam. Vì vậy, Tuổi
trẻ quyết định tiếp tục phối hợp với VTV tổ chức chương trình Ngọn lửa Tuổi trẻ.
Cùng thời điểm BTV Lưu Đình Triều ra Hà Nội gặp ông Trần Đăng Tuấn (Phó Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam) để đặt vấn đề phối hợp thực hiện chương trình Ngọn lửa Tuổi trẻ, BTV Tạ Bích Loan cũng đang chuẩn bị làm một chương trình Người đương thời về Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm. Như vậy, đã có sự gặp nhau ở ý tưởng của Tuổi trẻ và VTV về một chương trình giao lưu, ca nhạc.
Ban đầu, kịch bản Người đương thời chỉ chú trọng đến câu chuyện của liệt sỹ Đặng Thuỳ Trâm nhưng những người làm báo Tuổi trẻ lại muốn mở rộng hơn, không chỉ nói về chị Trâm mà nói về cả một thế hệ của chị. Từ đó kết nối tới thế hệ trẻ hiện tại đã và đang làm gì cho đất nước. Vì thế, các PV, BTV của Tuổi trẻ, BTV Tạ Bích Loan và nhóm làm Người đương thời cùng đạo diễn Lê Quý Dương (tổng đạo diễn chương trình) đã bàn bạc rất nhiều để thống nhất kịch bản.
“Chương trình gồm ba cụm chủ đề: chủ đề 1 tái hiện chân dung “Thế hệ Việt Nam trong những ngày tháng chiến tranh khốc liệt”; chủ đề 2 mang tên “Cuộc gặp gỡ sau 30 năm” khi đất nước hướng về những quyển nhật ký của các liệt sỹ; chủ đề cuối cùng “Hiệu ứng xã hộii và thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay” khơi gợi tinh thần Phù Đổng, nghị lực và sức mạnh Việt Nam trong thời bình, quyết tâm xây dựng Tổ quốc, thoát nghèo và lạc hậu.” [1, 23-8-2005, tr.10]
Sân khấu của chương trình được cách điệu từ hình tượng ngọn lửa, được phủ bởi 5.000 bông hồng trắng và 10.000 ngọn nến, bút và giấy báo tạo nên sự thanh khiết, lung linh huyền ảo cho đêm hội. Bên cạnh những nhạc phẩm chọn lọc về tình yêu đất nước và khát vọng cống hiến của tuổi trẻ, phần đinh của chương trình là
giao lưu với gia đình liệt sỹ Đặng Thùy Trâm, những bệnh nhân, những người đồng đội đã từng sống và chiến đấu với chị Trâm tại Đức Phổ năm xưa. Khép lại chương trình là phần giao lưu với những bạn trẻ thành đạt ngày hôm nay.
Cùng với chương trình trên sân khấu, ban tổ chức còn xây dựng một loạt các hoạt động bên lề. Đó là: Bức tường Tuổi 20, tôi ước để bạn đọc trẻ viết lên những ước mơ, khát vọng của mình; Gian hàng Mãi mãi tuổi 20trưng bày nhật ký của liệt sỹ Nguyễn Văn Thạc và Đặng Thuỳ Trâm để độc giả có thể mua sách và giao lưu với các PV, BTV thực hiện loạt bài này trên Tuổi trẻ. Bạn đọc không có điều kiện trực tiếp tham gia chương trình thì có thể gửi tin nhắn hoặc gọi điện tới số 19001790 hoặc gửi tin nhắn online trên Tuổi trẻ Online để bày tỏ ý kiến, suy nghĩ của mình. Số tiền thu được từ các tin nhắn và cuộc gọi này sẽ được chuyển vào quỹ xây dựng bệnh xá Đặng Thuỳ Trâm.
Đây là hoạt động nhằm kết nối trang báo với cuộc sống, tạo điều kiện cho bạn đọc khắp cả nước tham gia và trở thành một phần của sự kiện. Thậm chí những bạn đọc ở nước ngoài cũng vẫn có thể tham gia qua điện thoại hoặc internet. Điều này giúp cho sức ảnh hưởng của Ngọn lửa Tuổi trẻ càng thêm lan toả và mạnh mẽ.
Toà soạn đã kết hợp hoạt động kỷ niệm 30 năm thành lập báo với đêm hội
Ngọn lửa Tuổi trẻ. Như vậy, những người không biết hoặc ít đọc Tuổi trẻ nhưng
quan tâm tới nhật ký của Nguyễn Văn Thạc và Đặng Thuỳ Trâm thông qua đêm hội này sẽ biết đến Tuổi trẻ nhiều hơn. Sự “khôn ngoan” của Tuổi trẻ còn thể hiện ở chỗ phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam-đơn vị truyền thông có lượng khán giả đông nhất cả nước, phạm vi phủ sóng rộng rãi. Nhờ thế mà sau đêm hội này cái tên
Tuổi trẻ đã trở nên phổ biến hơn, nhất là ở các tỉnh phía bắc và trung bộ.