2 “Nghiên cứu về chất lượng dịch vụ tư pháp hình sự dành cho nạn nhân BLGĐ ở Việt Nam” do UNODC thực hiện với sự hợp tác của Trung tâm
4.2 Những tình tiết cần cân nhắc
Khi quyết định có cần áp dụng các biện pháp ngăn chặn hay không, điều tra viên, kiểm sát viên và thẩm phán cần cân nhắc các tình tiết sau đây:
• Khả năng bạo lực sẽ tiếp diễn;
• Các chứng cứ vật chất là cơ sở kết luận có tội phạm xảy ra;
• Bất kỳ sự tấn công nào xảy ra khi có mặt của cán bộ công an hoặc điều tra viên;
• Có căn cứ để cho rằng bị can sẽ gây khó khăn cho quá trình điều tra, truy tố hoặc xét xử; • Vụ việc bạo lực đã từng xảy ra hay không;
• Nạn nhân có lo sợ về bạo lực tiếp theo hay không và căn cứ để lo sợ;
• Quan điểm của nạn nhân về khả năng người bị tình nghi sẽ chấp hành quyết định cho tại ngoại, đặc biệt là quyết định cấm tiếp xúc;
• Người bị tình nghi có nghiện rượu, ma túy hoặc có bệnh về thần kinh hay không;
• Chi tiết về những lần bị buộc tội về BLGĐ, bản án, quyết định xử lý hành chính, biên bản hòa giải và thoả thuận đạt được;
• Đã từng vi phạm các quy định khi được cho tại ngoại hoặc các lệnh khác như lệnh cấm tiếp xúc; • Đánh giá rủi ro - việc này do công an tiến hành;
• Quan điểm của điều tra viên và kiểm sát viên về sự an toàn của nạn nhân và con cái họ. Không cần cân nhắc các tình tiết sau:
• Tình trạng hôn nhân;
• Quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất; • Hứa miệng rằng bạo lực sẽ chấm dứt;
• Người bị tình nghi tuyên bố rằng chính nạn nhân đã kích động hoặc làm cho bạo lực kéo dài; • Trạng thái tình cảm của nạn nhân;
• Các thương tích nhìn thấy và không nhìn thấy; • Phủ nhận của bất kỳ bên nào về vụ việc BLGĐ; • Các bên thể hiện quan điểm đây là vấn đề riêng tư; • Quan điểm cho rằng bắt giữ cũng không dẫn đến kết án;
• Hậu quả về tài chính của việc bắt giữ xảy ra đối với bất kỳ bên nào;
• Đặc điểm về dân tộc, văn hóa, xã hội, chính trị hoặc nghề nghiệp của nạn nhân hoặc người bị tình nghi; • Việc sử dụng rượu hoặc ma túy hoặc cả hai thứ của một bên hoặc cả hai bên;
Ở giai đoạn điều tra ban đầu, có thể nạn nhân chưa có quyền chính thức yêu cầu khởi tố vụ án nên điều tra viên cần tiến hành điều tra, đồng thời cung cấp thông tin và hỗ trợ nạn nhân để họ có thời gian quyết định có yêu cầu khởi tố bị can hay không. Việc thủ phạm bị bắt hoặc tạm giam sẽ giúp loại bỏ sự kiểm soát và quyền lực của thủ phạm đối với nạn nhân và hạn chế khả năng thủ phạm đe dọa nạn nhân.
Trước phiên xét xử, kiểm sát viên và tòa án cần lưu ý rằng thủ phạm thông thường sẽ tìm cách duy trì sự kiểm soát đối với nạn nhân trong quá trình truy tố. Hiệu quả của sự duy trì kiểm soát này liên quan trực tiếp đến mức độ tiếp cận của thủ phạm đối với nạn nhân. BLGĐ có thể gây chết người và có nguy cơ nạn nhân bị thương tích nghiêm trọng hoặc bị giết sẽ lên cao nhất khi họ ly thân với thủ phạm.
Toà án có thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn như tạm giam hoặc cho tại ngoại với một số điều kiện như cấm đi khỏi nơi cư trú, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để đảm bảo. Chủ tọa phiên toà có thẩm quyền áp dụng hoặc thay đổi các điều kiện cho tại ngoại trước khi vụ án xét xử, còn chánh án, phó chánh án tòa án có thẩm quyền áp dụng hoặc thay đổi các biện pháp ngăn chặn.
Trước khi áp dụng các quyết định bắt, tạm giam, bảo lãnh, cho đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để tại ngoại, những người tiến hành tố tụng cần chú ý đảm bảo an toàn cho nạn nhân. Ví dụ, khi quyết định cho bị cáo tại ngoại trước khi xét xử, thẩm phán cần đảm bảo rằng các điều kiện cho tại ngoại có tính đến sự an toàn của nạn nhân và phòng ngừa các hành vi bạo lực tái diễn. Nạn nhân cũng cần được thông báo kịp thời về các quyết định cho tại ngoại.
Mục 5: Tiến hành phiên tòa