Vung và đồng nghiệp 200, UNFPA 2007, Thi và Hà 2006, trích dẫn trong Báo cáo chuyên đề, đã nêu ở chú thích số 4.

Một phần của tài liệu Công tác phòng chống bạo lực gia đình (Trang 25 - 26)

10

Bạo lực thể chất

• Bao gồm những hành vi như đánh đập, ngược đãi, tra tấn hoặc các hành động cố ý khác làm nạn nhân bị thương tích, ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc bị thiệt mạng.

• Những nghiên cứu quy mô nhỏ của Việt Nam cho thấy bạo lực thể chất là dạng bạo lực phổ biến nhất trong các vụ bạo lực trên cơ sở giới đã được trình báo – 16-73% phụ nữ cho biết họ đã từng bị bạo lực về thể chất 7.

• Nghiên cứu 465 cặp vợ chồng cho thấy 50% of nam giới cho biết họ có đánh vợ, 37% người vợ cho biết đã từng bị bạo lực, điều này cho thấy việc trình báo của phụ nữ về các vụ BLGĐ là thấp hơn thực tế 8.

Bạo lực tâm lý/tinh thần

• Bao gồm những hành vi có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tâm thần của phụ nữ - những hành vi như lăng mạ, chửi bới, đe dọa hoặc các hành vi xúc phạm khác, kiểm soát và ngăn cấm người phụ nữ tham gia các hoạt động xã hội hoặc kinh tế.

• Những nghiên cứu quy mô nhỏ cho thấy bạo lực tinh thần xảy ra với tỷ lệ cao hơn bạo lực về thể chất, chiếm 19% đến 55% 9.

• Nghiên cứu năm 2006 trên 2.000 phụ nữ có gia đình cho thấy 25% các phụ nữ này bị bạo lực tinh thần trong gia đình 10.

• Bạo lực tâm lý là khó xác định vì không có biểu hiện tổn thương bên ngoài. • Đôi khi khó phân biệt giữa những cãi cọ có thể gây xúc phạm và bạo lực tinh thần.

• Mỗi tình huống phải được đánh giá dựa trên thực tế cụ thể. Một yếu tố cần xem xét là giữa chồng với vợ có sự bất bình đẳng hay không và mối quan hệ quyền lực và kiểm soát giữa vợ chồng ra sao.

Bạo lực tình dục

• Bao gồm những hành động như cưỡng ép quan hệ tình dục.

• Hiện có ít nghiên cứu về dạng bạo lực này, tuy nhiên theo khảo sát năm 2006 của Ủy ban Các vấn đề Xã hội của Quốc hội tại 8 tỉnh/thành, có tới 30% những phụ nữ được hỏi cho biết họ bị chồng cưỡng ép quan hệ tình dục 11.

• Số liệu của một trung tâm tư vấn ở Cửa Lò, Nghệ An cho thấy 42 trong số 107 các vụ là có bạo lực tình dục.

Bạo lực kinh tế

• Các hành động như cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính.

• Ở Việt Nam hiện có ít nghiên cứu làm về dạng bạo lực này. Tuy nhiên theo số liệu của một trung tâm tư vấn ở Đức Giang cho thấy 11% (165/1884) các nạn nhân bị bạo lực kinh tế.

UNODC đã tiến hành một nghiên cứu về chất lượng dịch vụ tư pháp hình sự cho các nạn nhân BLGĐ ở Việt Nam12. Phỏng vấn 900 phụ nữ nạn nhân của BLGĐ đã ghi nhận các dạng bạo lực sau:

Hình thức bạo lực %

Dọa đánh 83

Ném đồ đạc vào người hoặc dùng vật gì đó đánh, làm nạn nhân đau hoặc sợ hãi 69

Xô đẩy hay vặn tay, túm tóc, làm nạn nhân đau hoặc sợ hãi 64

Tát, đá, đánh, đấm 90

Bóp cổ làm ngạt thở, cố ý làm bị bỏng 29

Dùng hay dọa dùng dao/kiếm/súng để tấn công chị 37

Có những hành động bạo lực khác 38

Cưỡng ép hoặc tìm cách cưỡng ép quan hệ tình dục 36

Đụng chạm sinh lý mặc dù nạn nhân không đồng ý 20

Bóc lột về kinh tế 32

Làm hại hay đe dọa làm hại/dọa giết con hoặc người thân của nạn nhân 33 Hầu hết các nạn nhân này đều bị bạo lực thể chất, phổ biến nhất là tát, đá, đánh, đấm (90%). Hơn 1/3 các nạn nhân bị cưỡng ép hoặc tìm cách cưỡng ép quan hệ tình dục. Làm hại hay đe dọa làm hại/dọa giết con hoặc người thân cũng phổ biến (33%). Gần 1/3 các nạn nhân cho biết họ bị bóc lột về kinh tế. Khi được phỏng vấn, họ kể rằng nhiều ông chồng đi làm nhưng không đưa tiền cho vợ để nuôi con. Một số nam giới thậm chí còn đòi vợ đưa tiền và đánh vợ nếu dám từ chối. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2 Nguyên nhân của bạo lực gia đình – quyền lực và sự kiểm soát

BLGĐ thường là một tập hợp những hành vi khác nhau của người gây bạo lực để tạo quyền lực và kiểm soát đối với nạn nhân.

Đe dọa: Làm nạn nhân sợ hãi bằng ánh mắt, hành động, cử chỉ, đập vỡ đồ vật, phá hủy tài sản của nạn nhân, trưng vũ khí ra.

Bạo lực tinh thần: Làm nạn nhân bẽ mặt, tự cảm thấy xấu hổ, chửi bới, làm nạn nhân tự nghĩ mình là điên rồ, chơi trò tâm lý, lăng mạ, làm nạn nhân cảm thấy có lỗi.

Cô lập: Kiểm soát xem nạn nhân làm gì, gặp gỡ và nói chuyện với ai, đọc cái gì, đi đâu, hạn chế sự tham gia ngoài xã hội, lấy lý do ghen tuông để bào chữa cho những hành động đó.

Giảm nhẹ, phủ nhận và đổ lỗi: Giảm nhẹ sự lạm dụng và không nghiêm túc khi nạn nhân lo lắng về tình trạng

bạo lực, nói rằng bạo lực không hề xảy ra, đổ trách nhiệm trong hành vi bạo lực, nói rằng đó là do nạn nhân.

Sử dụng con cái: Làm cho nạn nhân cảm thấy có lỗi với con cái, sử dụng con cái để gửi thông điệp đe dọa, lấy cớ thăm nom để quấy rầy nạn nhân, đe dọa mang con cái đi.

Dùng đặc quyền của nam giới: Đối xử với nạn nhân như người hầu, quyết định mọi vấn đề quan trọng, hành

động như “lãnh chúa”, quyết định đâu là vị trí của nam, đâu là của nữ.

Sử dụng bạo lực kinh tế: Không cho nạn nhân kiếm việc hoặc đi làm, buộc nạn nhân phải xin tiền, cho nạn nhân

tiền tiêu vặt, lấy tiền của nạn nhân, không cho nạn nhân được biết hoặc được tiếp cận với thu nhập gia đình.

Một phần của tài liệu Công tác phòng chống bạo lực gia đình (Trang 25 - 26)