Các cơ quan có trách nhiệm

Một phần của tài liệu Công tác phòng chống bạo lực gia đình (Trang 55 - 57)

3 Nghị định số 110/2009/CP ngày 10 tháng 12 năm 2009 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực phòng, chống BLGĐ

4.1 Các cơ quan có trách nhiệm

Chính phủ có trách nhiệm phòng, chống và xử lý hành vi BLGĐ. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng, chống BLGĐ. Trách nhiệm đó liên quan đến một số cơ quan chính phủ và dân sự như chính quyền địa phương, uỷ ban nhân dân, các ngành Y tế, Xã hội, Giáo dục, Tư pháp, Hành pháp, các tổ chức quần chúng như Hội Liên hiệp Phụ nữ và các cơ quan truyền thông.

Luật phòng, chống BLGĐ: quy định chi tiết về vai trò và trách nhiệm của các cơ quan và tổ chức. Cụ thể: Cá nhân: • Kịp thời ngăn chặn hành vi BLGĐ

thông báo cho cơ quan có thẩm quyền về hành vi BLGĐ. •

Gia đình: • Hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp trong gia đình; chăm sóc nạn nhân Phối hợp với cơ quan liên quan

Mặt trật Tổ quốc • Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục

tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống BLGĐ •

Hội phụ nữ: • Tổ chức các cơ sở tư vấn, cơ sở hỗ trợ nạn nhân

Tổ chức các hoạt động dạy nghề, tín dụng, tiết kiệm để hỗ trợ nạn nhân •

Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan để bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân •

Bộ Văn hoá, Thể thao và

Du lịch: Đầu mối thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống BLGĐ •

Xây dựng các chương trình, kế hoạch về phòng, chống BLGĐ •

Hướng dẫn thực hiện hoạt động tư vấn về gia đình; việc thành lập cơ sở tư vấn và •

cơ sở hỗ trợ nạn nhân

Kiểm tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống BLGĐ •

Thực hiện chế độ báo cáo thống kê •

Bộ Y tế: • Ban hành quy chế về chăm sóc y tế đối với bệnh nhân Ban hành quy trình chữa trị nghiện rượu

• Bộ Lao động, thương

binh và xã hội: Chỉ đạo việc lồng ghép nội dung phòng, chống BLGĐ vào các chương trình xoá •

đói giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm Trợ giúp nạn nhân tại các cơ sở bảo trợ xã hội •

Bộ Giáo dục và Đào tạo: • Lồng ghép kiến thức phòng, chống BLGĐ vào các chương trình giáo dục, đào tạo Bộ Thông tin và Truyền

thông: • Chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng thông tin, tuyên truyền chính sách, pháp luật về phòng, chống BLGĐ Cảnh sát, Tòa án, Viện

kiểm sát • Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nạn nhân Kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, •

chống BLGĐ

Cung cấp số liệu thống kê cho cơ quan quản lý nhà nước •

Tài liệu tập huấn này tập trung chủ yếu vào các cơ quan hành pháp, tư pháp và vai trò của họ trong phòng chống BLGĐ đối với phụ nữ. Vai trò của các cơ quan hành pháp và tư pháp sẽ được đề cập chi tiết hơn trong các mô-đun sau.

• Vai trò của Công an. Công an cơ sở có trách nhiệm phòng ngừa tội phạm, bảo vệ an ninh trật tự và thực thi pháp luật. Công an thường được đề nghị can thiệp khi hành vi bạo lực xảy ra hoặc ngay sau đó. Công an có trách nhiệm điều tra triệt để mọi hành vi bạo lực và trong khi điều tra thì tôn trọng quyền và nhu cầu của tất cả các bên liên quan.

• Vai trò của cơ quan điều tra. Cơ quan điều tra bắt đầu tham gia khi hành vi vi phạm được coi là tội phạm. Cán bộ điều tra có trách nhiệm điều tra, thu thập và bảo vệ chứng cứ theo thủ tục điều tra đã được quy định. Cán bộ điều tra làm rõ hành vi vi phạm thông qua nghiên cứu sự việc hoặc hoàn cảnh của vụ việc và xác định biện pháp hành pháp phù hợp với sự việc hoặc hoàn cảnh.

• Vai trò của Viện kiểm sát. Kiểm sát viên đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thủ tục tư pháp. Họ là cầu nối giữa cơ quan công an và tòa án. Khi tôn trọng và tuân thủ quy định của pháp luật, họ góp phần xây dựng một hệ thống tư pháp hình sự vô tư và công bằng để bảo vệ công dân.

• Vai trò của Tòa án. Các thẩm phán có vai trò rất quan trọng trong xử lý BLGĐ. Trong khi xử các vụ hình sự, thẩm phán có thể bảo vệ và đảm bảo sự tôn trọng với nạn nhân, đảm bảo trình tự tố tụng với bị cáo và tuyên phạt phù hợp với tội danh. Thông qua nghị án, các thẩm phán gửi một thông điệp rõ ràng tới cộng đồng rằng BLGĐ đối với phụ nữ là không thể dung thứ. Nhân viên tòa án trong quá trình xét xử các vụ án hình sự cũng có vai trò quan trọng để nâng cao năng lực của tòa trong việc trợ giúp nạn nhân. Họ có thể góp phần cải thiện tiếp cận của người dân với tòa án, giúp liên lạc thông suốt giữa các bộ phận khác nhau của tòa án, nâng cao hiệu quả trong thủ tục của tòa và tạo ra môi trường an toàn cho nạn nhân và nhân chứng. • Vai trò của UBND. UBND có trách nhiệm áp dụng các biện pháp phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm khác, bao gồm cả việc quyết định xử lý vi phạm hành chính 4. UBND là nơi tiếp nhận các khiếu nại, tố cáo và quyết định việc giải quyết vụ việc theo hướng hòa giải, góp ý, phê bình trong cộng đồng, xử phạt hành chính, hay chuyển vụ việc đến cơ quan công an để điều tra theo trình tự tố tụng hình sự. UBND cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục pháp luật cho người dân.

4

• Vai trò của cơ quan tư pháp. Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về công tác hòa giải ở cơ sở, chỉ đạo và hướng dẫn UBND các cấp trong hoạt động này. Ở địa phương, cán bộ tư pháp đóng vai trò tư vấn về các vấn đề gia đình ở cơ sở để góp phần phòng, chống BLGĐ 5. Trưởng thôn là người tổ chức cuộc họp để góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư và mời các thành phần tham gia, còn cán bộ tư pháp xã là người hướng dẫn thực hiện.

Cơ quan hành pháp và tư pháp cần phối hợp với nhau để có thể hoạt động hiệu quả. Luật phòng, chống BLGĐ quy định người phát hiện BLGĐ phải kịp thời báo tin cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc UBND cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư. UBND cần cân nhắc mời công an vào cuộc trong mọi tình huống BLGĐ để giúp đánh giá bản chất của hành vi và xác định xem hành vi đó có phải là tội phạm hoặc vi phạm hành chính. Công an cũng có thể giúp thu thập chứng cứ, lấy lời khai của nạn nhân, người gây bạo lực và nhân chứng, và phân tích tình huống một cách toàn diện. UBND và công an cần lưu lại tất cả mọi quyết định xử phạt hành chính, trong đó có quyết định về hành vi BLGĐ. Khi góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư, người đứng đầu cộng đồng dân cư phải gửi biên bản cuộc họp tới công chức làm công tác tư pháp ở cấp xã. Công an, kiểm sát viên và chánh án phải lưu giữ đầy đủ hồ sơ của các vụ việc. Việc mời công an địa phương và cán bộ tư pháp như kiểm sát viên, thẩm phán dự các buổi họp tại cộng đồng sẽ làm tăng thêm sức nặng của thông điệp gửi tới cộng đồng rằng BLGĐ là không thể dung thứ.

Các mô-đun tiếp theo sẽ đề cập chi tiết hơn tới những hành động của cơ quan hành pháp và tư pháp trước BLGĐ và những biện pháp khác nhau mà các cơ quan này có thể sử dụng để đảm bảo truy cứu trách nhiệm của người gây bạo lực và bảo đảm an toàn cho nạn nhân.

Một phần của tài liệu Công tác phòng chống bạo lực gia đình (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)