Khung pháp lý thúc đẩy bình đẳng giớ

Một phần của tài liệu Công tác phòng chống bạo lực gia đình (Trang 40 - 41)

CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

2.2 Khung pháp lý thúc đẩy bình đẳng giớ

Trước khi tập trung giới thiệu Luật phòng, chống BLGĐ và các nghị định hướng dẫn, Pháp lệnh về xử phạt vi phạm hành chính và Bộ luật Hình sự, phần này sẽ giới thiệu vắn tắt những văn bản luật liên quan khác. Như đã thảo luận trong mô-đun trước, do đa số nạn nhân của BLGĐ là phụ nữ, tài liệu tập huấn này tập trung vào nguyên nhân gốc rễ của BLGĐ, đó là bất bình đẳng giới.

Hiến pháp năm 1992, sửa đổi bổ sung một số điều theo Nghị quyết 51/2001/QH10, ngày 25/12/2001

Hiến pháp là văn bản luật tối cao của một đất nước và tất cả các văn bản luật trong nước đều phải phù hợp với các nguyên tắc mà Hiến pháp quy định. Vì thế khi áp dụng luật như Bộ luật Hình sự và Luật phòng, chống BLGĐ, điều quan trọng là phải luôn ghi nhớ những nguyên tắc cơ bản mà Hiến pháp đã công nhận, nhất là nguyên tắc bình đẳng giới.

Hiến pháp công nhận gia đình là tế bào của xã hội (Điều 64) nhưng đồng thời cũng quy định rằng mọi cá nhân, bao gồm mọi thành viên gia đình, được Chính phủ bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm (Điều 71). Ngoài ra Điều 63 còn quy định sự bình đẳng giữa vợ và chồng khi quy định “công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình” và “nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ”.

Hiến pháp còn quy định rằng mọi công dân có quyền khiếu nại, quyền tố cáo về những việc làm trái pháp luật của bất cứ cá nhân nào và nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo (Điều 74).

Luật Bình đẳng Giới, 2006

Luật Bình đẳng Giới quy định rằng nam, nữ bình đẳng với nhau trong mọi lĩnh vực và nam, nữ không bị phân biệt đối xử về giới. Điều 18 còn quy định chi tiết về bình đẳng giới trong gia đình, cụ thể vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình, mỗi người đều có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình.

Các cán bộ hành pháp và tư pháp cần đặc biệt quan tâm đến Điều 41, trong đó quy định việc đối xử bất bình đẳng với các thành viên trong gia đình vì lý do giới tính là vi phạm pháp luật. Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà người có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự (Điều 42).

Luật Hôn nhân và Gia đình, 2000

Luật Hôn nhân và Gia đình quy định cấm ngược đãi, hành hạ các thành viên trong gia đình (Điều 4). Ngược đãi, hành hạ, hoặc xúc phạm danh dự, nhân phẩm của các thành viên trong gia đình, tùy theo tính chất và mức độ nghiêm trọng sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Luật còn quy định rằng các cơ quan có thẩm quyền, trong đó có các cơ quan hành pháp và tư pháp, phải có biện pháp kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm minh đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình (Điều 4).

Bộ luật Dân sự, 2005

Luật Dân sự có một số quy định theo đó nạn nhân BLGĐ có quyền được đòi bồi thường thiệt hại. Các cơ quan hành pháp và tư pháp cần cho nạn nhân biết họ có quyền đòi bồi thường.

Một phần của tài liệu Công tác phòng chống bạo lực gia đình (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)