Kỹ thuật lấy lời khai: Nạn nhân, người làm chứng và người bị tình ngh

Một phần của tài liệu Công tác phòng chống bạo lực gia đình (Trang 89 - 91)

Xử lý ban đầu đối với các vụ bạo lực gia đình Mục đích:

4.2Kỹ thuật lấy lời khai: Nạn nhân, người làm chứng và người bị tình ngh

Công an lấy lời khai nạn nhân nhằm xác định việc gì đã xảy ra, thu thập chứng cứ, tham gia thực hiện các biện pháp phòng ngừa hành vi bạo lực tiếp theo và bảo vệ cho nạn nhân. Lời khai của nạn nhân và người làm chứng thông thường là những chứng cứ quan trọng nhất trong các vụ BLGĐ.

Bản khai/lời trình bày của nạn nhân

Do tính chất phức tạp của BLGĐ nên việc công an và UBND có hành động mang tính nhạy cảm với nhu cầu nạn nhân là rất cần thiết. Cách chính quyền địa phương phản hồi đối với nạn nhân có thể ảnh hưởng quan trọng đến việc họ có theo đuổi các biện pháp pháp lý đối với hành vi bạo lực mà họ bị trải qua hay không. Tuy nhiên dù quy trình pháp lý nào được tiến hành đi nữa, dù là chế tài hành chính hay hình sự, thì cán bộ xử lý ban đầu cũng cần đối xử với nạn nhân trong tất cả các vụ BLGĐ một cách thông cảm và đảm bảo an toàn cho họ.

Nạn nhân BLGĐ có thể biểu hiện không giống như nạn nhân của các tội phạm hoặc hành vi vi phạm pháp luật khác. Họ có thể hành xử theo nhiều cách khác nhau nên cán bộ xử lý ban đầu cần hiểu và chuẩn bị tinh thần trước một số cách hành xử có thể xảy ra. Sự mâu thuẫn trong tư tưởng, phủ nhận và không tự quyết định được - đặc điểm thường thấy của nạn nhân bị bạo lực - có thể là cách mà nạn nhân học được để tồn tại với bạo lực.

Những phản ứng có thể thấy ở nạn nhân

• Nạn nhân có thể tỏ ra thờ ơ. Họ có thể im lặng hoặc dè dặt; miễn cưỡng trả lời các câu hỏi về sự ngược đãi. • Nạn nhân có thể phủ nhận. Họ có thể từ chối không xác nhận có vụ việc bạo lực hoặc giảm nhẹ mức độ

lạm dụng hoặc rút lại lời khai sau đó. Họ có thể bảo vệ thủ phạm và có thái độ gây gổ đối với công an. • Nạn nhân có thể giận dữ. Họ giận dữ vì những tố cáo trước đây về bạo lực không hề khiến người chồng

bị xử lý; giận dữ vì họ không được bảo vệ khỏi bạo lực tái diễn của người chồng.

• Nạn nhân có thể sợ sệt. Họ lo sợ bị thủ phạm trả thù vì những xử lý của công an; họ có thể lo sợ rằng công an sẽ không có hành động nào để ngăn chặn bạo lực; lo sợ công an sẽ tin lời thủ phạm chứ không tin họ; lo sợ rằng chính quyền sẽ đưa con cái của mình đi như lời thủ phạm đã đe dọa.

Cán bộ xử lý ban đầu phải nhận thức được rằng một số phản ứng của nạn nhân, mặc dù rất khó chịu, nhưng có thể khiến nạn nhân và gia đình cảm thấy an toàn hơn sau khi cán bộ chính quyền đi khỏi hiện trường hoặc sau khi thủ phạm bị tạm giữ được trả tự do.

Công tác lấy lời khai nạn nhân có thể tiến hành ở nhà, tại nhà tạm lánh, ở bệnh viện, ở trụ sở công an hoặc UBND. Bất cứ ở địa điểm nào, Công an hoặc cán bộ UBND trong khi lấy lời khai cũng cần tôn trọng sự riêng tư và bí mật của nạn nhân. Nạn nhân có thể cảm thấy thoải mái hơn nếu được ở cạnh một người hỗ trợ họ như một người bạn, người thân trong gia đình hoặc cán bộ Hội Phụ nữ. Việc lấy lời khai nạn nhân luôn phải được tiến hành khi không có mặt của thủ phạm.

Việc lấy lời khai những phụ nữ là nạn nhân BLGĐ đòi hỏi sự quan tâm, kiên nhẫn và nhạy cảm. Một số phụ nữ có thể miễn cưỡng không muốn trả lời chi tiết, không muốn thuật lại sự việc hoặc đôi lúc muốn rút lại lời khai. Họ có thể lo lắng đến khả năng tường thuật lại vụ việc một cách lộn xộn không có đầu, có giữa hay có cuối. Cán bộ xử lý ban

và không sẵn sàng hợp tác với họ bởi nhiều lý do. Họ thường thấy xấu hổ, ngại ngùng về những gì đã diễn ra, đặc biệt trong trường hợp bị lạm dụng tình dục hoặc hiếp dâm. Họ cũng có thể sợ thủ phạm phát hiện ra việc họ trình báo thì sẽ giết họ, hoặc sợ gia đình và cộng đồng coi thường họ nếu biết việc trình báo.

Những điểm lưu ý trong khi lấy lời khai nạn nhân

• Khi tham gia giải quyết các vụ việc, cán bộ chính quyền địa phương cần lấy lời khai chi tiết của nạn nhân, bất kể vụ việc được đánh giá ban đầu là vi phạm hành chính hay tội phạm hình sự.

• Cán bộ xử lý ban đầu cần tạo ra không khí cởi mở và khuyến khích để đảm bảo công tác lấy lời khai được tiến hành với sự thông cảm, tôn trọng và kín đáo.

• Cán bộ xử lý ban đầu đặt câu hỏi bằng lời nói và ghi lại lời khai. Trách nhiệm của cán bộ là đảm bảo mọi tình tiết quan trọng đều được ghi lại.

• Nạn nhân phải được đọc lại trước khi ký vào bản khai.

• Trong các trường hợp nạn nhân đã viết sẵn trình báo hoặc bản khai, cán bộ xử lý ban đầu có trách nhiệm đọc lại bản khai để đảm bảo rằng tất cả các tình tiết quan trọng được mô tả đầy đủ và nếu không có, cần hỗ trợ nạn nhân bổ sung các chi tiết quan trọng này.

• Trong khi giải thích luật và quyền của nạn nhân, cán bộ nên khuyến khích nạn nhân hợp tác và đảm bảo rằng nạn nhân được pháp luật bảo vệ.

Các cán bộ xử lý ban đầu cần nhận thức được rằng họ có mặt ở đó để trợ giúp, không phải để phán xét, và người phụ nữ phải luôn được đối xử không có thành kiến và phân biệt. Việc lấy lời khai nạn nhân chỉ được tiến hành sau khi đảm bảo an toàn ban đầu cho người phụ nữ và các vết thương đã được xử lý. Cán bộ xử lý ban đầu cần giải thích về luật pháp cũng như quyền của nạn nhân, bao gồm quyền từ chối cung cấp lời khai hoặc cung cấp lời khai vào thời điểm sau.

Tốt nhất, việc lấy lời khai nạn nhân phải thực hiện ở nơi riêng tư, yên lặng, dù địa điểm lấy lời khai là ở đâu. Phòng thẩm vấn tại trụ sở công an không phải là nơi phù hợp để lấy lời khai của nạn nhân. Nên lấy lời khai ở gần những nơi tiếp dân khác nhưng người qua lại không thể nhìn thấy.

Một điều quan trọng cần ghi nhớ là phụ nữ ở đây là nạn nhân chứ không phải là đối tượng tình nghi, vì vậy không được áp dụng các phương pháp hỏi cung của công an.

Bảng liệt kê các nội dung cần hỏi đối với nạn nhân

• Chi tiết về vụ việc xảy ra

• Tình trạng của quan hệ gia đình trong hiện tại và trước kia

• Tiền sử bạo lực/lạm dụng (thể chất, tình dục, lời nói, kinh tế, tình cảm)

• Chi tiết về thủ phạm: việc làm, có nghiện hút, nghiện rượu, bệnh tâm thần, trầm cảm • Các hành vi kiểm soát như cô lập, ghen tuông

• Có hung khí hay không

• Những xử lý trước đây của công an, UBND hoặc Hội phụ nữ • Đe dọa xâm hại/hành vi theo dõi

• Mức độ leo thang bạo lực (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Sự lo lắng và mối quan tâm của nạn nhân

Điều quan trọng là các chi tiết của vụ bạo lực này có liên hệ như thế nào với quá trình bạo lực từ trước đến nay và bối cảnh mà bạo lực xảy ra trong gia đình.

Lấy lời khai người làm chứng, đặc biệt là trẻ em

Cần rất thận trọng và nhạy cảm khi lấy lời khai của trẻ em. Trẻ có thể bị tổn thương khi phải chứng kiến bạo lực. Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ. Các em trải nghiệm sự kiện, suy nghĩ, nói và ứng xử theo cách riêng, phù hợp với lứa tuổi và khả năng suy luận của mình. Nếu muốn trẻ em tham gia một cách có ý nghĩa vào quá trình pháp lý và tránh bị tổn hại thêm, chúng ta cần điều chỉnh ngôn ngữ và hành vi của mình khi giao tiếp với các em.

Những vấn đề chính cần lưu tâm khi lấy lời khai người làm chứng là trẻ em:

• Lấy lời khai trẻ em khi không có mặt nạn nhân và người bị tình nghi, ở một nơi mà trẻ em thấy thoải mái; • Cúi người xuống hoặc ngồi ngang tầm của trẻ;

• Bắt đầu bằng việc làm thân với trẻ;

• Giải thích tại sao bạn có mặt ở đó và làm những việc bạn đã làm; đảm bảo rằng các em không bị rắc rối; • Sử dụng ngôn ngữ đơn giản và các câu ngắn, cân nhắc cho phù hợp với lứa tuổi, vẻ chín chắn bên ngoài

và trình độ tư duy của trẻ;

• Đảm bảo không có gợi ý nào khiến trẻ bị ảnh hưởng theo; • Chú ý xem trẻ có tỏ vẻ sợ bố/mẹ hoặc cả bố mẹ;

• Chú ý nếu trẻ có cảm giác mình có lỗi hoặc phải chịu trách nhiệm; trấn an trẻ;

• Chú ý xem có phải trẻ cũng là nạn nhân của sự ngược đãi, trẻ có thể không tin tưởng vào người lớn hoặc bị cấm không được tiết lộ với người ngoài.

Lấy lời khai người bị tình nghi

Thủ phạm, cũng như nạn nhân, được đảm bảo một số quyền, trong đó có quyền được công an và các cơ quan có thẩm quyền khác đối xử tôn trọng, được thông báo tại chỗ lý do bắt giữ hoặc tạm giam, được suy đoán vô tội, được bảo vệ khỏi sự cưỡng chế quá mức cần thiết của Nhà nước, không bị tự buộc tội, có quyền được tư vấn luật pháp và quyền được xét xử công bằng.

Những vấn đề chính cần lưu tâm khi lấy lời khai người bị tình nghi: • Tách riêng khỏi nạn nhân;

• Đề nghị người bị tình nghi ngồi xuống và bình tĩnh;

• Không đưa ra những lời buộc tội khiến người này phải bào chữa; • Ghi nhận sự bực dọc, lo lắng, tức giận của người này;

• Ghi lại những câu như “tôi mới chỉ đẩy cô ấy”, “cô ấy dễ bị bầm tím lắm”, hoặc “tôi túm lấy cô ấy chỉ để cô ấy phải nghe tôi nói”;

• Đừng nói rằng bạn hiểu hay thông cảm; tỏ rõ rằng tức giận hay cãi cọ không phải là nguyên nhân gây ra bạo lực;

• Nếu người tình nghi có hỏi thì không trả lời rằng nạn nhân báo công an.

Một phần của tài liệu Công tác phòng chống bạo lực gia đình (Trang 89 - 91)