Pháp luật liên quan đến xử lý hành chính

Một phần của tài liệu Công tác phòng chống bạo lực gia đình (Trang 45 - 46)

3 Nghị định số 110/2009/CP ngày 10 tháng 12 năm 2009 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực phòng, chống BLGĐ

2.4 Pháp luật liên quan đến xử lý hành chính

Một trong những hình thức xử lý người có hành vi BLGĐ là xử phạt hành chính. Luật phòng, chống BLGĐ và hai Nghị định hướng dẫn là Nghị định 08 và Nghị định 110 đã quy định thêm những hành vi bị xử lý hành chính là vi phạm quyết định cấm tiếp xúc và quy định tại điều 43 của Luật về người thường xuyên có hành vi BLGĐ đã được góp ý, phê bình nhưng vẫn có hành vi BLGĐ nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, 2002

Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính quy định các mức xử phạt đối với người có hành vi vi phạm pháp luật chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, nhưng phải xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Nó bao gồm những hành vi được quy định ở các văn bản pháp luật khác:

• Nghị định 110 quy định rõ các trường hợp xử lý vi phạm hành chính đối với 9 hành vi BLGĐ quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật phòng, chống BLGĐ và 8 hành vi vi phạm theo quy định của các điều khác trong Luật.

• Liên quan đến vi phạm quyết định cấm tiếp xúc: Nghị định 08 quy định rằng người vi phạm có thể bị áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính nếu có đơn đề nghị của nạn nhân BLGĐ và người vi phạm quyết định cấm tiếp xúc đã bị cơ quan có thẩm quyền nhắc nhở nhưng vẫn cố tình vi phạm.

• Liên quan đến người thường xuyên có hành vi BLGĐ: Điều 43 của Luật phòng, chống BLGĐ quy định áp dụng xử phạt vi phạm hành chính đối với người thường xuyên có hành vi BLGĐ nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

• Liên quan đến ngược đãi thành viên trong gia đình: Luật Hôn nhân và Gia đình quy định việc áp dụng xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi ngược đãi, hành hạ, hoặc xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên trong gia đình.

• Liên quan đến đối xử bất bình đẳng với các thành viên trong gia đình: Luật Bình đẳng Giới quy định rằng hành vi đối xử bất bình đẳng với các thành viên trong gia đình vì lý do giới tính là vi phạm bị xử lý hành chính.

Nghị định 150 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự quy định rằng người nào có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự của người khác hoặc gây tiếng động lớn trong khoảng thời gian từ 23 giờ đến 5 giờ sáng ngày hôm sau có thể bị xử phạt hành chính.

Pháp lệnh quy định các thủ tục xử phạt khác nhau:

• Xử phạt theo thủ tục đơn giản. Cá nhân vi phạm không bị lập biên bản về vi phạm hành chính, áp dụng cho trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 10.000 đồng đến 200.000 đồng

• Xử phạt có lập biên bản về vi phạm hành chính. Trong trường hợp này biên bản được giao cho người vi phạm một bản. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã xem xét biên bản xử phạt và ra quyết định xử phạt. Nếu Chủ tịch uỷ ban nhân dân cho rằng hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm, họ phải chuyển hồ sơ cho cơ quan công an để điều tra.

Có nhiều hình thức xử phạt hành chính có thể áp dụng. Khi quyết định xử phạt, người hoặc cơ quan có thẩm quyền cần xem xét những lần xử phạt trước đó, sự thường xuyên có hành vi BLGĐ và mức độ tổn thương đến nạn nhân.

• Cảnh cáo; • Phạt tiền;

• Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hoạt động, chứng chỉ hành nghề; • Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

• Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra; • Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu;

• Các biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; • Đưa vào cơ sở giáo dục;

• Đưa vào trường giáo dưỡng trong một số trường hợp.

Một phần của tài liệu Công tác phòng chống bạo lực gia đình (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)