Kết luận điều tra vụ án của Cơ quan Cảnh sát điều tra gửi Viện kiểm sát

Một phần của tài liệu Công tác phòng chống bạo lực gia đình (Trang 133 - 134)

2 “Nghiên cứu về chất lượng dịch vụ tư pháp hình sự dành cho nạn nhân BLGĐ ở Việt Nam” do UNODC thực hiện với sự hợp tác của Trung tâm

3.2 Kết luận điều tra vụ án của Cơ quan Cảnh sát điều tra gửi Viện kiểm sát

Tương tự như ghi chép của điều tra viên, kết luận điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra gửi Viện kiểm sát phải được viết rõ ràng và tỷ mỉ:

• Vụ việc gì đã xảy ra.

• Có những ai liên quan (bị can, nạn nhân, người làm chứng và điều tra viên). • Thời gian xảy ra.

• Địa điểm xảy ra.

• Nguyên nhân xảy ra. Lưu ý: Cơ quan Cảnh sát điều tra cần thận trọng khi báo cáo về lý do xảy ra vụ việc, nếu không có thể tạo ra ấn tượng là đang đổ lỗi cho nạn nhân về vụ việc bạo lực xảy ra.

• Xảy ra như thế nào.

• Chứng cứ thu được là gì, do ai thu được, bằng cách nào, đã xử lý thế nào Kết luận điều tra vụ án liên quan đến BLGĐ xảy ra có thể kèm theocác tài liệu sau:

• Bản ghi/đánh máy lại lời khai của nạn nhân, người làm chứng, người bị tình nghi.

• Bản photo kèm theo của các bản tự khai của nạn nhân, người làm chứng và người bị tình nghi. • Chi tiết tất cả chứng cứ được thu thập và do ai thu thập.

• Tất cả các ảnh chụp hoặc sơ đồ đã vẽ.

• Chi tiết về quá trình vi phạm từ trước đến nay, tất cả các quyết định của tòa án có liên quan, các lệnh cấm tiếp xúc.

• Bản đánh giá rủi ro/đe dọa, nếu có.

Kiểm sát viên sẽ nghiên cứu hồ sơ vụ án do Cơ quan Cảnh sát điều tra chuyển đến để xác định có đầy đủ căn cứ truy tố hay không. Họ cần phối hợp chặt chẽ với các điều tra viên để đảm bảo rằng tất cả các chứng cứ có giá trị đã được thu thập từ các nguồn khác nhau và được các kiểm sát viên xem xét. Sau khi xem xét chứng cứ một cách kỹ càng, Kiểm sát viên cần ra quyết định càng nhanh càng tốt và đảm bảo rằng các vụ án được chuyển sang tòa án mà không bị những chậm trễ không đáng có.

Một số nước có tỷ lệ bỏ lọt khá cao của các vụ án về BLGĐ đối với phụ nữ, tức là các vụ bạo lực được xử lý cứ bỏ qua dần khi đi qua các khâu trong hệ thống tư pháp hình sự. Nghiên cứu chỉ ra rằng điều tra sơ sài sẽ dẫn đến thiếu các chứng cứ cần thiết và vì vậy sẽ lệ thuộc vào lời khai và quyết tâm theo đuổi vụ việc của nạn nhân. Kiểm sát viên cần đảm bảo rằng tất cả các chứng cứ có giá trị phải được thu thập đầy đủ.

Sau khi đã nghiên cứu kỹ lưỡng hồ sơ vụ án, kiểm sát viên có thể báo cáo đề xuất một trong các quyết định sau:  Đưa vụ án ra xét xử nếu có đủ căn cứ.

 Chuyển vụ án lại để điều tra bổ sung (Vì một số lý do như thiếu các chứng cứ quan trọng mà bản thân Viện kiểm sát không thể tự bổ sung; hoặc có căn cứ để truy tố bị can theo một tội danh khác; hoặc có sai sót lớn trong trình tự, thủ tục tố tụng hình sự, như không có chữ ký của bị can trong các bản cung).  Kiểm sát viên có thể tự tiến hành điều tra bổ sung, nếu cần, mà không cần chuyển vụ án lại cho Cơ

 Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án. Điều này có thể xảy ra trong các trường hợp khởi tố theo yêu cầu người bị hại và nạn nhân rút lại đề nghị truy tố ngay trước phiên toà. Kiểm sát viên cần phải đảm bảo rằng nạn nhân không rút lại đề nghị truy tố vì bị cưỡng bức, đe dọa.

Một phần của tài liệu Công tác phòng chống bạo lực gia đình (Trang 133 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)