Tham khảo “Báo cáo chuyên đề về bạo lực gia đình, chỉnh sửa tháng 6/2006” của Trung tâm chính sách hành pháp quốc gia IACP.

Một phần của tài liệu Công tác phòng chống bạo lực gia đình (Trang 104 - 106)

• Xây dựng kế hoạch an toàn, bao gồm những chiến lược cụ thể, ví dụ như việc chuyển đến nhà tạm lánh hay một địa chỉ an toàn; những bước điều tra tội phạm; [thảo luận làm thế nào để bỏ đi một cách an toàn; nơi nào an toàn; nơi nào để cất giữ những tài liệu, giấy tờ quan trọng; chia sẻ với người hàng xóm nào về vụ việc bạo lực để họ có thể gọi công an khi cần; dạy con cái cách gọi cho công an; cách bảo vệ bản thân và con cái trong tình trạng nguy hiểm; số điện thoại của nhà tạm lánh, nơi trú ngụ an toàn, những biện pháp an toàn ở nhà, ví dụ như khoá cửa, đèn, thông tin cho gia đình và bạn bè đến trợ giúp]

Thời gian đầu của khủng hoảng hoặc khi người phụ nữ mới tới nhà tạm lánh không phải là lúc phù hợp để xây dựng kế hoạch an toàn cá nhân. Người phụ nữ cần có thời gian để nỗi lo âu, sợ hãi và trầm uất lắng xuống.

Ghi nhớ!

Cán bộ xử lý ban đầu nên ghé thăm nạn nhân đều đặn để đảm bảo rằng nạn nhân vẫn được an toàn và xác định xem có thay đổi đáng kể nào trong hoàn cảnh của nạn nhân và cả của thủ phạm khiến có thể ảnh hưởng

đến sự an toàn của nạn nhân và việc ngăn ngừa bạo lực trong tương lai.

Ghi nhớ!

Kế hoạch an toàn là công cụ để bảo vệ, không phải để dự báo, được xây dựng để giảm bớt nguy hiểm và tăng cường an toàn chứ không phải để dự báo về khả năng xảy ra bạo lực trong tương lai.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Gợi ý về lấy lời khai nạn nhân

Gợi ý cách tiếp cận lấy lời khai nạn nhân cần có kế hoạch chi tiết:10

Lựa chọn một địa điểm

phù hợp Dựa vào tình huống cụ thể, nạn nhân và người làm chứng có thể cung cấp thông tin đầy đủ hơn nếu được lấy lời khai ở nhà so với lấy lời khai ở trụ sở công an. Một số phụ nữ lại sợ phải trả lời ở nhà, vì vậy lấy việc lời khai có thể được tiến hành ở bệnh viện hoặc nhà tạm lánh. Hãy hỏi nạn nhân xem họ thấy thoải mái khi lấy lời khai ở đâu.

Quyết định về sự có

mặt của người khác Lý tưởng nhất là một cán bộ công an có kinh nghiệm và đã qua đào tạo sẽ thực hiện lấy lời khai nạn nhân. Một cán bộ khác hoặc một người hỗ trợ nạn nhân có thể có mặt. Trong trường hợp bạo lực gây thương tích nghiêm trọng, công an nên cân nhắc việc ghi âm hoặc ghi hình buổi lấy lời khai. Không bao giờ lấy lời khai khi có mặt người gây bạo lực hoặc trong các phòng thiết kế để hỏi cung.

Lên kế hoạch những

câu sẽ hỏi Trước khi lấy lời khai, điều tra viên cần lên kế hoạch những câu chính cần hỏi (VD ai, cái gì, ở đâu, lúc nào, như thế nào)

Giới thiệu Nếu ghi âm buổi lấy lời khai, hãy nêu thời gian, ngày tháng, địa điểm được ghi âm. Nếu không ghi âm, điều tra viên giới thiệu tên mình với nạn nhân.

Quy tắc lấy lời khai: Điều tra viên có thể nói những câu sau để khiến nạn nhân cảm thấy dễ chịu hơn: Tôi ở đây là để giúp đỡ, không phải để phán quyết hoặc buộc tội

Nếu tôi hiểu chưa đúng lời chị nói thì chị cho tôi biết ngay. Tôi muốn có thông

tin một cách chính xác.

Nếu tôi nói điều gì chưa rõ thì chị cho tôi biết thì tôi sẽ giải thích lại.

Nếu thấy khó chịu thì chị hãy nói hoặc ra hiệu cho tôi biết (như nhấc bàn tay

lên).

Dù chị nghĩ tôi đã biết điều gì đó thì vẫn cứ nói lại cho tôi biết.

Nếu chị không chắc chắn về câu trả lời thì đừng phỏng đoán, hãy nói “tôi

không chắc lắm” trước khi nói điều đó.

Tôi không có mặt ở đó khi sự việc xảy ra. Vì vậy chị càng mô tả chi tiết sự việc

thì tôi càng hiểu rõ hơn.

Chị yên tâm là tôi sẽ không cáu giận với chị.

Chị chỉ nói sự thật và sự việc đã xảy ra.

Tường thuật tự do Đây là phần chi tiết và quan trọng nhất của buổi lấy lời khai, là lúc nạn nhân cung cấp những thông tin chi tiết nhất. Hãy đề nghị nạn nhân kể lại sự việc xảy ra, những gì họ nhìn thấy, nghe thấy bằng ngôn ngữ của họ. Họ cần kể lại càng chi tiết càng tốt về hoàn cảnh của vụ việc. “Chị hãy kể lại mọi thứ mà chị còn nhớ được về chuyện đã xảy ra, từ đầu đến cuối”. Đừng cắt ngang lời kể.

Nếu người phụ nữ dừng lại, hãy hỏi “chuyện gì xảy ra sau đó?” hoặc “Chị đang nói rằng (nhắc lại câu trước)”. Dùng những từ như “ừ hứ”, ừm”, để khuyến khích họ tiếp tục nói.

Điều tra viên cần nghe hết câu chuyện và đừng hỏi hoặc ngắt lời. Nếu người phụ nữ dừng lời, điều tra viên nên khuyến khích người đó nói tiếp (ví dụ, “Và chuyện gì xảy ra sau đó”). Điều tra viên cần lắng nghe kiên nhẫn và ghi chép chi tiết.

Nhớ rằng một số nạn nhân bị bạo lực hoặc lạm dụng có thể không muốn kể lại chuyện đã xảy ra. Họ có thể bị thủ phạm dọa đánh hoặc dọa giết.

Một phần của tài liệu Công tác phòng chống bạo lực gia đình (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)