THÔNG TIN PHẢN HỒI CHO CÁC HOẠT ĐỘNG * Hoạt động 1,

Một phần của tài liệu Đạo đức và Phương pháp giáo dục đạo đức docx (Trang 121 - 126)

* Hoạt động 1, 2

* Tính đặc thù của phương pháp dạy học môn Đạo đức

+ Kết hợp các phương pháp dạy học và giáo dục đạo đức, vì :

Dạy học môn Đạo đức là một trong hai con đường, đồng thời là con đường cơ bản và quan trọng nhất để thực hiện giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học. Nó vừa thực hiện chức năng giáo dục, vừa thực hiện chức năng dạy học.

+ Chú trọng phương pháp rèn luyện nhằm liên tục củng cố, hình thành thói quen hành vi đúng chuẩn mực cho học sinh.

* Những nguyên tắc khi vận dụng đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đức

- Kết hợp các phương pháp truyền thống và các phương pháp hiện đại. - Vừa sức : phù hợp sự phát triển tâm - sinh lí học sinh.

- Phù hợp chủđề, loại bài Đạo đức. - Phù hợp thực tế vùng, miền, trường, lớp. - Đa dạng, phong phú.

- Phát triển vốn sống (tri thức, kĩ năng sống, kinh nghiệm đạo đức).

Gợi ý trả lời câu hỏi đánh giá

Câu 1 : Thực chất của đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đức ở tiểu học hiện nay là vận dụng các phương pháp và hình thức dạy học tích cực, thiết kế và tổ chức hoạt động học tập cho học sinh.

Câu 2 : Nếu bạn chọn :

- Đáp án a : Bạn có nhận thức rất tốt vềđổi mới phương pháp dạy học hiện nay. - Đáp án b : Bạn đã có nhận thức đúng.

- Đáp án c : Bạn nên xem lại thông tin nguồn.

- Nếu bạn chọn đáp án a : Bạn đã có thái độ tích cực trước đổi mới phương pháp dạy học bộ môn.

- Nếu bạn chọn đáp án b : Hi vọng bạn sẽ cố gắng hơn.

- Nếu bạn chọn đáp án c : Cần xem lại thái độ tiếp thu đổi mới phương pháp dạy học của mình.

* Hoạt động 3, 4

Câu 1 : Phải vận dụng phối kết hợp nhiều phương pháp trong một bài Đạo đức cụ thể vì không phương pháp nào là vạn năng, mỗi phương pháp đều có những ưu, nhược điểm. Sự tuyệt đối hoá một hoặc một số phương pháp sẽ làm cho bài học nhàm chán, hạn chế

hiệu quả.

Câu 2 : Sau khi làm xong câu này, bạn hãy trao đổi trong nhóm học tập hoặc với

đồng nghiệp để cùng đánh giá bài làm của mình theo gợi ý sau : - Sử dụng các phương pháp có phù hợp chủđề bạn chọn không ? - Có sử dụng phương pháp dạy học theo đặc thù bộ môn không ?

- Các phương pháp đó có thể kích thích hứng thú học tập của học sinh, làm cho học sinh học tập sôi nổi không ?

- Có phát huy chủđộng, tích cực, sáng tạo trong học tập của học sinh không ? - Có lôi cuốn hầu hết các học sinh trong lớp tham gia vào hoạt động học tập (tính tích cực diện rộng) không ? 3. Hình thức dạy học Đạo đức ở tiểu học Hot động 1. Tìm hiu các hình thc dy hc môn Đạo đức tiu hc hin nay Thời gian : 60 phút NHIỆM VỤ

* Nghiên cứu thông tin cơ bản. * Đọc các tài liệu sau :

+ TS. Lưu Thu Thuỷ, Nguyễn Hữu Hợp. Hỏi và đáp về dạy học môn Đạo đức ở tiểu học. NXB Giáo dục, 2001 từ trang 41 đến 47.

+ Sách giáo viên Đạo đức từ lớp 1 đến lớp 5.

* Liệt kê các hình thức dạy học được sử dụng để dạy Đạo đức ở tiểu học theo chương trình mới, sau đó trao đổi nhóm để bổ sung cho nhau.

THÔNG TIN CƠ BẢN Hình thc dy hc Hình thc dy hc

Nói đến hình thức dạy học là nói đến toàn bộ những cách thức hoạt động của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học ở thời gian và địa điểm nhất định với

những phương pháp, phương tiện dạy học cụ thể nhằm thực hiện những nhiệm vụ

dạy học.

* Dấu hiệu để phân biệt các hình thức dạy học

- Dạy học có tính chất tập thể hay cá nhân. - Mức độ tính tự lực nhận thức của học sinh.

- Sự chỉđạo chuyên biệt của giáo viên đối với hoạt động học tập của học sinh. - Chếđộ làm việc, thành phần học sinh, địa điểm, thời gian học.

Hình thức dạy học có quan hệ chặt chẽ với các thành tố khác của quá trình dạy học và phát triển cùng với sự thay đổi các điều kiện kinh tế - xã hội - văn hoá - khoa học, chẳng hạn, ngày nay mới xuất hiện hình thức học qua mạng Internet.

* Khái niệm

Hình thức dạy học môn Đạo đức là những cách thức hoạt động của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học ở thời gian, địa điểm nhất định với những phương pháp, phương tiện dạy học Đạo đức, nhằm thực hiện nhiệm vụ môn Đạo đức và giáo dục đạo đức cho học sinh.

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG

Câu 1 : Theo bạn, hình thức dạy học và phương pháp dạy học môn Đạo đức có gì khác nhau ?

Câu 2 : Bạn hãy phát hiện và nêu những điểm mới của hình thức dạy học môn Đạo

đức theo chương trình tiểu học mới so với chương trình cũ.

Câu 3 : Bạn hãy thể hiện sự vận dụng hình thức dạy học vào một chủđề cụ thể (chủ đề bạn đã chọn ở phần đánh giá vận dụng phương pháp dạy học).

Câu 4 : Bạn sẽ vận dụng đổi mới hình thức dạy học môn Đạo đức vào giảng dạy trong tình hình hiện nay như thế nào ? (Đánh dấu ´ vào trước phương án bạn chọn). a) Vận dụng linh hoạt, sáng tạo, phối kết hợp các hình thức đểđạt hiệu quả cao nhất trong mỗi bài giảng.

b) Chọn một số bài dễ dạy, có đủ phương tiện dạy học. c) Tập trung vào các bài được thanh, kiểm tra và hội giảng.

THÔNG TIN PHN HI CHO CÁC HOT ĐỘNG

Các hình thc dy hc môn Đạo đức tiu hc

a) Hình thức bài lớp (giờ học trên lớp)

* Làm việc cá nhân : Tựđọc, tự làm bài tập,... * Hợp tác

- Thầy - trò - Trò - trò

+ Hoạt động nhóm (thảo luận - đóng vai - tiểu phẩm,...) . Nhóm nhỏ : (cặp đôi) . Nhóm vừa : 3 đến 5 học sinh . Nhóm lớn : trên 5 học sinh + Cả lớp : . Đóng vai . Tiểu phẩm Giao lưu, phỏng vấn,... . Kể chuyện . Trò chơi .. Ô chữ : Đoán điều kì diệu, ô chữ biết nói,.... .. Đặt lời bình cho tranh .. Giải thích một hành động

.. Tiếp sức (điền nhanh, dán hoa, đặt câu, đọc thơ,...) .. Ai đúng, ai sai, ai nhanh hơn,...

.. Các trò chơi vận động khác : Vềđích, đi tìm bạn tốt, tìm địa chỉđỏ,... .. Tổ chức cuộc thi

.. Kể chuyện đạo đức (bằng lời diễn cảm, kể chuyện theo tranh)

.. Hái hoa dân chủ : Đọc (giải thích) tục ngữ, ca dao, thành ngữ, thơ, kể về

tấm gương đạo đức, hát. .. Thi vẽ tranh theo chủđề,...

* Bài tập tình huống (hoạt động cá nhân, hợp tác) - Bằng lời :

+ Đưa tình huống ngỏđể học sinh nêu cách ứng xử (sẽ làm gì ? sẽ ứng xử thế nào ?,...)

+ Nêu cách giải quyết để học sinh nhận xét, giải thích.

+ Đưa ra một câu chuyện có kết cục mởđể học sinh viết tiếp lời kết.

+ Trắc nghiệm : Đưa ra các phương án khác nhau để học sinh lựa chọn bằng nhiều hình thức :

điền khuyết (điền từđúng vào chỗ trống), ghép đôi, đúng - sai, nhiều lựa chọn. - Qua tranh (Đưa tranh có nội dung chính diện hoặc phản diện để học sinh miêu tả

nội dung tranh, nhận xét, giải thích).

- Qua hành động (kịch câm) học sinh nhận xét, giải thích.

- Hành vi đạo đức lấy từ thực tiễn cuộc sống (học sinh nhận xét, liên hệ).

b) Tự học ở nhà

- Tự học bài cũ, làm bài tập, chuẩn bị bài mới. - Điều tra xã hội

- Lập kế hoạch học tập, hoạt động

- Sưu tầm tục ngữ, ca dao, thành ngữ, bài hát, bài thơ, tấm gương đạo đức, tranh

ảnh,...

- Rèn luyện hành vi đạo đức

c) Hoạt động ngoài giờ lên lớp

- Tham gia, thực tế xã hội

- Tham gia các hoạt động xã hội nhân ngày lễ lớn, ngày hội, lễ hội văn hoá,... ởđịa phương.

- Tham gia hoạt động nhân đạo, từ thiện, tình nghĩa,...

- Tìm hiểu tập quán, truyền thống đạo đức của địa phương (giao bài tập, thi tìm hiểu, mời nói chuyện,...)

d)Giúp đỡ riêngđối với học sinh cá biệt hoặc đặc biệt (có hoàn cảnh khó khăn, trẻ

em thiệt thòi, khuyết tật,...)

Các hình thức dạy học trên giúp cho việc gắn kết các hình thức dạy học dạy học

Đạo đức với giáo dục đạo đức theo chu trình khép kín, kết hợp : s Trước, trong, sau giờ học

s Học và hành

s Nhà trường - gia đình - xã hội

Gợi ý trả lời câu hỏi đánh giá hoạt động

Câu 1 :Điểm khác nhau cơ bản giữa phương pháp và hình thức dạy học môn Đạo

Đức :

+ Phương pháp dạy học môn Đạo Đức là con đường, cách thức tiến hành hoạt động dạy học, nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ môn Đạo đức.

+ Hình thức dạy học môn Đạo đức là cách thức tổ chức hoạt động dạy học, nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ môn học.

+ Để triển khai một hình thức dạy học cụ thể, phải kết hợp nhiều phương pháp dạy học. Câu 2 : Những điểm mới của hình thức dạy học môn Đạo đức - Phong phú, đa dạng. - Gắn với thực tiễn. - Chú trọng phát huy độc lập, chủđộng, tích cực hoạt động của học sinh : học hợp tác, học độc lập.

- Tôn trọng nhân cách của học sinh ; phù hợp tâm - sinh lí lứa tuổi tiểu học : “Học mà chơi, chơi mà học”.

- Thống nhất quy trình giáo dục trước, trong, sau bài học ; kết hợp ba môi trường giáo dục : gia đình, nhà trường, cộng đồng xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh.

Câu 3

- Sau khi thiết kế hình thức dạy học cho một chủ đề cụ thể, bạn hãy đổi bài cho

đồng nghiệp đối chiếu với các tiêu chí sau đểđánh giá kết quả : + Đảm bảo tính giáo dục, phù hợp chủđềđạo đức.

+ Phù hợp với tâm - sinh lí học sinh, gây hứng thú học tập.

+ Tính thống nhất giữa hình thức và phương pháp, phương tiện dạy học.

+ Phù hợp điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn của trường, lớp : quỹ thời gian, không gian học, hoàn cảnh kinh tế, điều kiện vật chất,...

+ Phát huy độc lập, tích cực tư duy của học sinh.

- Nếu đạt năm tiêu chí trên : bạn đã hiểu và vận dụng tốt. - Nếu đạt 3/5 các tiêu chí : đạt yêu cầu.

- Nếu đạt 1 - 2 tiêu chí, yêu cầu bạn thiết kế lại.

Câu 4

- Nếu bạn chọn phương án a : Bạn đã có thái độ tích cực trước đổi mới hình thức dạy học Đạo đức hiện nay.

- Nếu bạn chọn các phương án khác, cần xem lại thái độ tiếp nhận đổi mới

dạy học

của mình.

Một phần của tài liệu Đạo đức và Phương pháp giáo dục đạo đức docx (Trang 121 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)