Phương pháp kể chuyện

Một phần của tài liệu Đạo đức và Phương pháp giáo dục đạo đức docx (Trang 84 - 85)

Hoạt động 3 Tìm hiểu một số phương pháp chủ yếu của dạy học môn Đạo đức ở tiểu học hiện nay

3.5. Phương pháp kể chuyện

* Khái niệm

Là phương pháp dùng lời để thuật lại truyện kể. Truyện kểđược lấy từ nhiều nguồn khác nhau : sách báo, cuộc sống (những tấm gương người tốt, việc tốt),...

Phương pháp này thường được sử dụng :

- Nhằm giới thiệu cho học sinh một biểu tượng cụ thể về chuẩn mực hành vi và tiến hành vào đầu tiết học, sau khi kiểm tra bài cũ.

- Minh hoạ cho một chuẩn mực hành vi, được sử dụng tuỳ theo thời điểm cần thiết.

Truyện kểđạo đức phải bảo đảm những yêu cầu sau

- Nội dung truyện

+ Truyện phải sát với chủđề bài học, kể về cách ứng xử của một nhân vật (có thể là danh nhân, là người lớn, là bạn cùng lứa tuổi, hoặc là loài vật đã được nhân cách hoá) trong một tình huống đạo đức cụ thể. Truyện không những mô tả và khẳng

định cách ứng xử của nhân vật như thế là đúng, là đẹp (hoặc là sai là xấu) mà còn làm cho học sinh thể nghiệm được niềm vui sướng, hạnh phúc (hoặc khó chịu, đau khổ) của người được đối xửđúng (hoặc sai). ở mức độ cao hơn, truyện có thể nêu lên sựđấu tranh nội tâm của nhân vật để lựa chọn quyết định hành động.

+ Có thể là truyện của Việt Nam hoặc nước ngoài, có thể là truyện cũ hoặc mới, truyện có thể kể về một tấm gương tốt để học sinh cần noi theo, hoặc về một tấm gương xấu mà các em cần tránh, hoặc có thể về đồng thời cả gương tốt lẫn gương xấu để học sinh có thể so sánh, đối chiếu và phê phán, đánh giá. Truyện có thể do bản thân học sinh viết hoặc sưu tầm được. Những truyện do học sinh viết có khi lại là những truyện hay vì nó dựa trên kinh nghiệm của chính các em.

- Ngôn ngữ trong truyện

+ Diễn đạt bằng những câu không quá dài và khó.

+ Tránh diễn đạt khô khan mà nên sử dụng những lời nói quen thuộc hằng ngày sao cho câu chuyện dí dỏm, gây xúc cảm mạnh.

* Cách tiến hành

- Giáo viên giới thiệu khái quát về truyện kể, nhằm định hướng chú ý của học sinh. - Giáo viên kể diễn cảm, kết hợp các cử chỉ, điệu bộ với sử dụng đồ dùng trực quan. - Học sinh kể lại.

- Kết hợp với phương pháp đàm thoại, hoặc thảo luận nhóm nêu câu hỏi liên quan

đến nội dung câu chuyện để giúp học sinh nắm vững biểu tượng và chuẩn mực hành vi đạo đức.

* Một số yêu cầu sư phạm

- Đảm bảo tính khoa học : Trung thực với nội dung cốt truyện. - Đảm bảo tính nghệ thuật :

+ Ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu, giàu hình ảnh, gợi cảm, tự nhiên, sinh động. + Nhập vai, hoà mình vào truyện kể với giọng nói, dáng điệu phù hợp. - Kết hợp với các đồ dùng trực quan.

Một phần của tài liệu Đạo đức và Phương pháp giáo dục đạo đức docx (Trang 84 - 85)