Nhóm các phương pháp hình thành ý thức cá nhân

Một phần của tài liệu Đạo đức và Phương pháp giáo dục đạo đức docx (Trang 109 - 115)

Hoạt động 5 TÌM HIỂU CÁC NHÓM PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

4.5.1. Nhóm các phương pháp hình thành ý thức cá nhân

Chức năng của nhóm phương pháp này là cung cấp cho học sinh những tri thức về đạo đức theo các chuẩn mực xã hội. Trên cơ sởđó hình thành niềm tin đạo đức cho học sinh. Ý thức đó (tổng hoà của tri thức, niềm tin đạo đức) có tác dụng định hướng, điều chỉnh cho thái độ tình cảm, hành vi, việc làm của học sinh. Nói cách khác, ý thức được hình thành đúng đắn giúp cho học sinh biết cách cư xử phù hợp với nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức mà xã hội đòi hỏi ở từng thành viên trong các mối quan hệ với bản thân, với những người xung quanh, với công việc, với môi trường... Các phương pháp cụ thể ởđây là : kể chuyện, đàm thoại, giảng giải, nêu gương.

a) Phương pháp đàm thoại

Là phương pháp tổ chức trò chuyện, chủ yếu là giữa giáo viên và học sinh, về các chủđềđạo đức - thẩm mỹ dựa trên một hệ thống câu hỏi nhất định.

Ở tiểu học, khi sử dụng phương pháp đàm thoại, giáo viên đưa ra các hành vi, sự

kiện cụ thể để học sinh vận dụng kinh nghiệm bản thân, phân tích, đối chiếu, đánh giá và từđó các em đi đến kết luận khái quát về chuẩn mực cần thực hiện. Khi phân tích hành vi, việc làm cụ thể nào đó, các em thấy được lợi ích, những điều tốt đẹp

hay tác hại, những hậu quả xấu xảy ra từ các hành vi, việc làm đó. Trên cơ sở cân nhắc “cái lợi” hay “cái hại”, kết hợp với kinh nghiệm bản thân, các em sẽ rút ra bài học cho mình - cần làm gì trong tình huống tương tự.

Tuỳ thuộc vào tính chất của chuẩn mực, vào khả năng và kinh nghiệm sống của học sinh, tay nghề sư phạm của giáo viên mà bài học được học sinh rút ra có mức độ

khác nhau. Kết luận này có thể phản ánh ba nội dung : - Yêu cầu của chuẩn mực hành vi.

- Ý nghĩa, tác dụng của việc thực hiện chuẩn mực hành vi. - Cách thức thực hiện chuẩn mực này.

Trong đàm thoại, vai trò của giáo viên là định hướng, giúp các em phân tích, đánh giá hành vi, sự kiện, qua trả lời hệ thống câu hỏi. Vì vậy, giáo viên cần gợi ý, hướng dẫn cho các em tự giải quyết vấn đề, tựđi đến kết luận về chuẩn mực hành vi.

Có thể tiến hành phương pháp đàm thoại theo 3 bước sau : * Bước chuẩn bị

Trong quá trình chuẩn bị, giáo viên cần giải quyết các công việc cụ thể là :

- Xác định chủđề đàm thoại : Căn cứ vào nhiệm vụ, yêu cầu giáo dục đối với học sinh do thực tiễn đòi hỏi (ví dụ, vì sao phải bảo vệ môi trường...) ; căn cứ vào thực tiễn đời sống của học sinh, mức độđược giáo dục của chúng,... mà xác định chủđề đàm thoại cho phù hợp. Nó phải được đặt ra như là một đòi hỏi tất yếu khách quan của quá trình giáo dục vào thời điểm đó. Ngược lại, việc đặt ra vấn đề trên một cách gượng ép, theo chủ quan của giáo viên thì sẽ ít có tác dụng giáo dục.

- Chuẩn bị tư liệu đàm thoại : Công việc này có ý nghĩa to lớn bởi lẽ, tư liệu đàm thoại ởđây phản ánh các hành vi ứng xử, các sự kiện, hiện tượng,... mà trên cơ sở đó nó phải mang tính chất điển hình, hành vi ởđó phải “đắt”, kết quả hay hậu quả

của nó phải rõ ràng để rút ra kết luận mang tính thuyết phục cao. Tốt nhất là nên khai thác những sự kiện, việc làm, hành vi có thực xung quanh các em và gây được

ấn tượng nhất định đối với chúng.

- Xây dựng hệ thống câu hỏi : Các câu hỏi này cần đi từ việc phân tích hành vi, việc làm cụ thể và trên cơ sởđó rút ra kết luận chung cần thực hiện. Chúng cần được xây dựng thành một hệ thống, phù hợp với khả năng, kinh nghiệm của học sinh. Thông thường hệ thống câu hỏi của giáo dục đạo đức nên xoáy vào tìm hiểu ý nghĩa và cách thực hiện hành vi.

- Để phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh tiểu học, đàm thoại hiệu quả, cần kết hợp với trình bày trực quan - dùng phương tiện trực quan để minh hoạ cho

chuẩn mực

đổi, tìm hiểu trước vấn đề, giao nhiệm vụ sưu tầm, chuẩn bị tranh ảnh, hiện vật,... cho học sinh ; dự kiến khả năng và câu trả lời của học sinh.

* Bước đàm thoại

- Giới thiệu chủđề mục đích của buổi đàm thoại : Giáo viên nêu bật “tính thời sự” của vấn đề đàm thoại, từ đó giúp các em hiểu sự cần thiết của việc nắm vững tri thức, có ý thức đúng đắn về vấn đềđó, hiểu được ý nghĩa của nó đối với bản thân, tập thể, cộng đồng,...

- Giới thiệu tư liệu đàm thoại : Bằng cách kể chuyện, trình bày trực quan, giáo viên giới thiệu tư liệu đàm thoại (đã được lựa chọn ở bước chuẩn bị).

- Giáo viên nêu câu hỏi, học sinh trả lời : Giáo viên lần lượt nêu các câu hỏi cho học sinh trả lời. Giáo viên chỉ nên hỏi, không trả lời thay cho học sinh, không nên nói nhiều. Khi các em gặp câu hỏi khó trả lời thì giáo viên khéo léo gợi ý bằng những câu hỏi gợi mởđơn giản hơn. Nếu học sinh trả lời không đầy đủ thì yêu cầu các em khác bổ sung ý kiến. Nhờđó, các em sẽ tựđi đến kết luận cần thiết.

Trong thực tiễn, giáo viên có thểđàm thoại với cả lớp, với một nhóm học sinh hoặc từng em riêng biệt. Ở tiểu học, nên tiến hành đàm thoại theo con đường quy nạp, tức là đi từ hành vi, sự kiện cụ thểđến chuẩn mực, quy tắc hành vi chung.

* Tổng kết đàm thoại

- Giáo viên, hay tốt hơn là học sinh đàm thoại như là bài học cần thực hiện, trong

đó cần nêu rõ ý nghĩa, tác dụng và cách thực hiện hành vi.

- Sẽ rất tốt nếu đề ra được chương trình hành động cụ thể về thực hiện các công việc, hành vi để củng cố chuẩn mực vừa kết luận. Các biện pháp giáo dục được vận dụng ởđây là tổ chức thi đua, khuyến khích thực hiện.

b) Phương pháp kể chuyện

Kể chuyện là phương pháp giáo viên dùng lời của mình thuật lại một câu chuyện có ý nghĩa giáo dục.

Trong câu chuyện do giáo viên nêu ra, các nhân vật thực hiện các hành vi đạo đức nhất định trong những tình huống nào đó. Những hành vi này có thể là tốt hay xấu và chúng gây ra, dẫn đến những kết quả, hậu quả nhất định. Nhờ có những kết quả, hậu quả này, cùng với kinh nghiệm cuộc sống của bản thân, học sinh sẽ rút ra cho mình bài học đạo đức cần thiết.

Học sinh tiểu học rất ham thích nghe kể chuyện. Các em nghe kể chuyện với hứng thú rất cao. Những câu chuyện hấp dẫn có thể gây ra ở học sinh những ấn tượng mạnh mẽ, những xúc cảm sâu sắc, tác động mạnh đến hành vi của các em và có khi, các em ghi nhớ nó suốt đời.

Tính khoa học đòi hỏi phải trung thực với nội dung cốt truyện, nhằm cung cấp cho học sinh biểu tượng hành vi đạo đức, từđó giáo dục mẫu hành vi cho các em. Tính nghệ thuật đòi hỏi phải hình thành xúc cảm đạo đức trong học sinh, lời kể phải diễn cảm, kết hợp lời kể với các yếu tố phi ngôn ngữ như cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nét mặt, thái độ.

Trong một số năm qua, cuộc thi kể chuyện đạo đức đựợc tổ chức sâu rộng từ cấp trường đến cấp Quốc gia hằng năm. Đó chính là một nghệ thuật của khoa học giáo dục đạo đức, có tác dụng giáo dục rất lớn. Bởi vậy nên khuyến khích, hướng dẫn học sinh sưu tầm và tự kể.

Có thể thực hiện việc kể chuyện theo các bước sau : * Chuẩn bị

- Lựa chọn truyện kể : Căn cứ vào chủ đềđạo đức, nguồn tư liệu có thể, đặc điểm tâm sinh lí, hứng thú, khả năng tiếp thu của học sinh,... giáo viên lựa chọn câu chuyện phù hợp để kể cho các em. Đó có thể là truyện lấy từ thực tiễn cuộc sống, học tập của học sinh, từ thực tế xung quanh, hoặc từ sách báo, nội dung phát thanh, truyền hình.

- Tập dượt kể chuyện : Công việc này có tác dụng giúp cho giáo viên có khả năng kể một cách lưu loát, tự tin trước học sinh. Trong đó, giáo viên cần xác định rõ tư

tưởng nổi bật, các tình tiết cơ bản và các tình huống đạo đức,... của truyện kểđể thể

hiện đúng tính chất hành vi của nhân vật trong truyện.

- Ngoài ra, giáo viên còn dự kiến những câu hỏi để giúp học sinh phân tích truyện kể, những phương tiện trực quan minh hoạ (nếu cần).

* Các bước kể chuyện

- Giới thiệu khái quát về nội dung câu chuyện : Giáo viên có thể bắt đầu việc kể

chuyện bằng lời đánh giá chung câu chuyện - đó là một câu chuyện về hành vi, việc làm này tốt hay xấu,... Điều này giúp cho các em định hướng tốt hơn ý nghĩa của câu chuyện.

- Nêu một vài câu hỏi khái quát về câu chuyện : Trước khi kể, giáo viên nêu một vài câu hỏi nhằm giúp các em nắm vững hơn diễn biến câu chuyện và giúp chúng phân tích, đánh giá câu chuyện sau khi kể xong. Ví dụ “các em hãy nghe cô kể

chuyện và sau đó cho biết, các em có tán thành với việc làm của bạn B trong truyện này hay không, vì sao?”

- Trình bày nội dung câu chuyện : Khi kể chuyện, giáo viên có thể sử dụng lời nói trực tiếp hoặc gián tiếp. Bằng ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu, giàu cảm xúc, với điệu

bộ tự nhiên,

ra sự chú ý tiếp thu câu chuyện từ phía học sinh một cách tích cực, giúp chúng hoà nhập vào nội dung câu chuyện để có hiệu quả giáo dục cao hơn.

Khi kể chuyện, giáo viên có thể sử dụng các phương tiện trực quan, song giữa lời nói và việc trình bày trực quan phải thống nhất, phù hợp với nhau.

* Đánh giá câu chuyện

Sau khi kể xong câu chuyện, giáo viên nêu lại câu hỏi đã đặt ra trước khi kể chuyện

để học sinh phân tích, đánh giá nội dung câu chuyện và rút ra kết luận cần thiết cho mình - cần noi theo, học tập tấm gương trong truyện hay cần tránh.

c) Phương pháp giảng giải

Giảng giải là phương pháp giáo viên dùng lời của mình để trình bày, giải thích, chứng minh cho chuẩn mực đạo đức nào đó.

Phương pháp này có tác dụng giúp học sinh nhận thức đầy đủ, chính xác về mẫu hành vi đạo đức, hiểu sâu về chuẩn mực hành vi, nhận thức đúng, sai. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp giảng giải là nếu lạm dụng nó thì có thể dẫn đến sự

thuyết giáo khô khan, kém hấp dẫn, làm hạn chế hứng thú nhận thức và tính tích cực, độc lập của học sinh.

Có thể tiến hành giảng giải theo các bước sau : * Chuẩn bị

- Chuẩn bị nội dung giảng giải : Căn cứ vào chủ đềđạo đức, đặc điểm tâm sinh lí, khả năng nhận thức của học sinh,... giáo viên cần xác định nội dung giảng giải phù hợp. Đối với từng chuẩn mực, thông thường cần giảng giải hai vấn đề :

+ Ý nghĩa, tác dụng của việc thực hiện chuẩn mực. + Cách thực hiện chuẩn mực đó.

Khi chuẩn bị những nội dung này, giáo viên cần xác định hết sức chi tiết cho từng nội dung. Ví dụ, khi dự kiến nội dung liên quan đến tác dụng của việc thực hiện chuẩn mực thì cần làm rõ - việc thực hiện đó mang lại lợi ích, tác dụng gì cho người khác, cho bản thân và ngược lại, nếu làm trái ngược thì có tác hại gì,...

- Ngoài ra giáo viên cần lựa chọn ví dụ, dẫn chứng minh hoạ, phương tiện trực quan cho những điều giảng giải. Tốt nhất là lấy dẫn chứng có thực trong cuộc sống mà các em biết rõ.

* Giảng giải

- Trước hết giáo viên cần nêu lên một số hiện tượng có thực trong thực tếđể trên cơ

sởđó dẫn dắt vấn đề cần giảng giải. Bằng cách đó, giáo viên giúp các em thấy được “tính thời sự” của vấn đề cần giảng giải và tạo nên sự “háo hức” chờđợi, muốn biết rõ bản chất của vấn đề mà mình chưa hiểu biết hay chưa thật sâu sắc.

- Khi giảng giải những nội dung nhưđã chuẩn bị, để thu hút sự chú ý của học sinh, giáo viên có thể kết hợp với đàm thoại, trình bày trực quan, nêu gương,... Ở đây, cần chú ý rằng, tư duy trực quan - cụ thể của học sinh tiểu học còn chiếm ưu thế, do

đó, mức độ khái quát của những điều giảng giải phải vừa sức với khả năng nhận thức của chúng, tránh dùng khái niệm trừu tượng, diễn đạt phải ngắn gọn, dễ hiểu, song cũng tránh dùng từ thô thiển.

* Tổng kết

Sau giảng giải, giáo viên cần kết luận ngắn gọn về chuẩn mực hành vi cần thực hiện

để các em dễ nhớ, dễ vận dụng. Bên cạnh đó, giáo viên liên hệ với thực tếđời sống của lớp, của học sinh và khuyến khích các em thực hiện theo chuẩn mực vừa được giảng giải.

d) Phương pháp nêu gương

Nêu gương là phương pháp dùng những tấm gương mẫu mực, cụ thể, sống động trong đời sống để kích thích học sinh bắt chước.

Trong giáo dục, tấm gương được sử dụng như phương tiện giáo dục. Nó làm cho chuẩn mực đạo đức trở nên trực quan hơn, cụ thể hơn, có sức thuyết phục hơn. Lời nói sẽ giảm giá trị, giảm ảnh hưởng nếu nó không có các tấm gương thực tế sinh

động, cụ thể của người khác chứng minh.

Phương pháp nêu gương dựa vào tính bắt chước, tính ưu thế của tư duy trực quan - cụ thểở học sinh tiểu học. Nêu một tấm gương tốt là để học sinh soi mình vào mà bắt chước, cố gắng thực hiện được những hành động, hành vi, việc làm cụ thể như

tấm gương đó. Những mẫu mực cụ thể sẽ làm cơ sở, chỗ dựa quan trọng cho học sinh khi ý thức đạo đức của các em chưa được hình thành đầy đủ. Bởi vậy nêu gương thường được sử dụng kết hợp với phương pháp khuyến khích, đàm thoại, kể

chuyện.

Có thể tiến hành phương pháp nêu gương theo các bước sau : * Chuẩn bị

- Lựa chọn tấm gương : Căn cứ vào nhiệm vụ, nội dung giáo dục, đặc điểm tâm sinh lí, đặc điểm đời sống, khả năng, kinh nghiệm của học sinh,... mà giáo viên lựa chọn tấm gương phù hợp để nêu gương. Đó có thể là tấm gương lấy từ bạn học sinh trong lớp, trong trường, từ các cá nhân trong cộng đồng, từ các phương tiện truyền thông,... Song, tấm gương ởđây cần mang tính chất tiêu biểu, mẫu mực, gần gũi với cuộc sống của học sinh.

- Ngoài ra, giáo viên có thể chuẩn bị các bức ảnh, tranh liên quan đến tấm gương để minh hoạ. * Nêu gương

Bằng biện pháp kể chuyện, đàm thoại, giải thích, trình bày trực quan,... giáo viên giúp học sinh ý thức được tấm gương đó là tốt và vì sao là tốt. Trên cơ sởđó, các em sẽ rút ra kết luận phù hợp - cần bắt chước hay tránh tấm gương vừa nêu. Điều

đặc biệt quan trọng ởđây là, việc nêu gương phải gây được ở các em ấn tượng, cảm xúc làm cho các em ghi nhớ tấm gương lâu hơn và điều đó luôn nhắc nhở các em. * Tổng kết

Sau nêu gương, cần kích thích, khuyến khích động viên học sinh thực hiện theo tấm gương đã học.

Một phần của tài liệu Đạo đức và Phương pháp giáo dục đạo đức docx (Trang 109 - 115)