HƯỚNG DẪN HỌC TẬP THEO BĂNG HÌNH 1A

Một phần của tài liệu Đạo đức và Phương pháp giáo dục đạo đức docx (Trang 100 - 103)

a) Hoạt động trước khi xem băng

- Nghiên cứu kĩ mục 3, phần thông tin cơ bản của hoạt động 4. - Nghiên cứu và nắm được mục đích của đoạn băng hình.

b) Hoạt động trong khi xem băng

- Tổ chức học tập trung (hoặc cá nhân nếu có thể).

- Quan sát, ghi chép nội dung đoạn băng hình theo mẫu sau :

TT Trình tự hoạt động Nội dung hoạt động Người thực hiện 1 2 3 4 ....

c) Hoạt động sau khi xem băng

Thảo luận nhóm theo các câu hỏi :

- Nội dung “Diễn đàn đội viên” trong đoạn băng hình có liên quan đến những nội dung nào của giáo dục và dạy học môn Đạo đức ở tiểu học ?

- Ý nghĩa, tác dụng của hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh nói riêng và các hoạt

động giáo dục ngoài giờ lên lớp nói chung đối với giáo dục và dạy học môn Đạo

đức ở tiểu học.

* Sau khi thực hiện các nhiệm vụ trên, các bạn hãy cùng động não : - Kể tên các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp khác ở trường tiểu học. - Các hoạt động đó có vai trò gì trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh ? - Hai con đường giáo dục đạo đức trên có mối quan hệ như thế nào ?

Thông tin cơ bản

Giáo dục đạo đức là một trong các mặt giáo dục toàn diện của nhà trường nói chung, của trường tiểu học nói riêng. Xét đến cùng, giáo dục đạo đức là hình thành kĩ năng hành vi, thói quen đúng chuẩn mực đạo đức cho học sinh. Để thực hiện yêu cầu đó, phải tiến hành hoạt động giáo dục thường xuyên, liên tục, kết hợp giữa gia

đình, nhà trường, xã hội. Đó là công việc của nhiều lực lượng giáo dục trong, ngoài nhà trường và phải được thực hiện bằng nhiều con đường khác nhau :

- Bằng con đường dạy học trên lớp.

- Thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

Sự kết hợp các con đường giáo dục đó phải được tiến hành đồng thời, kết hợp chặt chẽ với những phương pháp, hình thức sinh động, hấp dẫn để thu hút học sinh vào rèn luyện hành vi đạo đức một cách tự nhiên, tự nguyện, tự giác và hứng thú.

Giáo dc đạo đức bng con đường dy hc trên lp

Sức khoẻ, Hát nhạc, Lao động kĩ thuật, Mĩ thuật. Mỗi môn học có vai trò khác nhau trong việc thực hiện nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh. Trong đó, đặc biệt là môn Đạo đức có vai trò rất quan trọng :

- Cung cấp kiến thức đạo đức (chuẩn mực đạo đức) một cách khoa học, cập nhật. - Giúp học sinh hiểu được ý nghĩa, tác dụng của việc thực hiện các chuẩn mực đạo

đức, từđó có thái độ tiếp nhận, lựa chọn cách ứng xử phù hợp, rèn luyện hành vi

đúng chuẩn mực.

- Giúp học sinh luyện tập kĩ năng, thói quen hành vi đúng chuẩn mực.

Các môn học khác có thể tích hợp nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh. Việc tích hợp này có vai trò quan trọng :

- Cùng với môn Đạo đức thực hiện nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh. - Bổ sung kiến thức cho môn Đạo đức.

- Giúp vận dụng, củng cố kiến thức của môn Đạo đức.

Do đó, khi dạy học phải chú ý đến yêu cầu đảm bảo kiến thức liên môn và dạy đủ các môn theo chương trình Pháp lệnh của Nhà nước.

Những vấn đề cụ thể về dạy học môn Đạo đức, mời các bạn nghiên cứu ở Tiểu môđun 2.

Giáo dc đạo đức thông qua hot động giáo dc ngoài gi lên lp

Hoạt động tập thể theo chủđề, chủđiểm, các hoạt động chính trị - xã hội của học sinh (hoạt động từ thiện, nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa, tham quan thực tế, các sinh hoạt văn hoá của địa phương,...), hoạt động Đội - Sao nhi đồng theo chương trình rèn luyện đội viên,...

Các hoạt động đó có tác dụng thiết thực, trực tiếp đến giáo dục đạo đức : - Đó là các hoạt động đa dạng, sinh động, dễ cuốn hút học sinh vào hoạt động. - Giáo dục tinh thần tập thể, ý thức cộng đồng, đoàn kết tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau.

- Giúp học sinh vận dụng củng cố, mở rộng kiến thức đạo đức - học đi đôi với hành.

- Tạo cơ hội để học sinh giao lưu, hợp tác, tự khẳng định và tích luỹ kinh nghiệm, làm

phong phú vốn sống. Qua đó, tựđiều chỉnh hành vi ứng xử.

- Có điều kiện thường xuyên luyện tập để hình thành thói quen hành vi đúng chuẩn mực.

- Tích hợp giáo dục các kĩ năng sống cơ bản ở mức phù hợp với lứa tuổi tiểu học : giao tiếp, tự nhận thức, giải quyết vấn đề, kiên định, ra quyết định.

- Thông qua việc trực tiếp tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ, học sinh bộc lộ ý thức đạo đức của mình, từ đó giáo viên phát hiện, giúp học sinh phát huy những đức tính tốt, kịp thời uốn nắn, sửa chữa những tính xấu.

Do đó, đểđạt kết quả tốt trong giáo dục đạo đức cho học sinh, còn phải tổ chức tốt các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Với tầm quan trọng đó, xin gợi ý hình thức tổ chức một số hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

Một phần của tài liệu Đạo đức và Phương pháp giáo dục đạo đức docx (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)