Phương pháp giải quyết vấn đề

Một phần của tài liệu Đạo đức và Phương pháp giáo dục đạo đức docx (Trang 85 - 87)

Hoạt động 3 Tìm hiểu một số phương pháp chủ yếu của dạy học môn Đạo đức ở tiểu học hiện nay

3.6. Phương pháp giải quyết vấn đề

* Khái niệm

Giải quyết vấn đề là một kĩ năng cơ bản. Đó là khả năng xem xét, phân tích những vấn đềđang tồn tại và xác định các bước nhằm giải quyết các tình huống do vấn đề đặt ra. Phương pháp giải quyết vấn đề sẽ giúp học sinh có khả năng vạch ra những cách thức giải quyết tình huống cụ thể gặp phải trong đời sống hằng ngày.

* Các bước tiến hành

- Nêu lên những chi tiết có liên quan đến vấn đề. - Nêu lên những câu hỏi giúp cho giải quyết vấn đề. + Vấn đề xảy ra trong điều kiện nào ?

+ Vấn đề xảy ra khi nào ? + Vấn đề xảy ra ởđâu ?

- Kiểm tra, xem xét tất cả những thông tin đã tập hợp được về vấn đề. + Liệt kê tất cả các giải pháp. + Đánh giá kết quả các giải pháp. + Quyết định chọn giải pháp tốt nhất (kết quả của nó có nhiều ưu điểm nhất và ít nhược điểm nhất). + Lặp lại các bước trên nếu kết quả chưa tốt. * Một số yêu cầu sư phạm

- Vấn đề, tình huống được lựa chọn phải phù hợp với mục tiêu bài học và gắn với thực tế. - Đảm bảo tính vừa sức đối với học sinh - Phải kích thích được sự sáng tạo của học sinh. - Cách giải quyết vấn đề phải là giải pháp có lợi nhất. 3.7. Phương pháp đề án * Khái niệm

Phương pháp này có thểđược vận dụng dưới nhiều hình thức. Tư tưởng chủđạo là học sinh xây dựng một kế hoạch học tập, rèn luyện thông qua những việc làm cụ

thể.

* Các bước tiến hành

- Để có được một đề án tốt, cần hướng dẫn học sinh : + Xác định mục tiêu rõ ràng.

+ Xác định được cách thức đạt được mục tiêu đó.

+ Xác định xem cần phải phối kết hợp với những ai để thực hiện. + Xác định các bước thực hiện đề án. + Thực hiện đề án. - Đánh giá đề án : + Các em đã đạt được những gì ? + Các em học được điều gì ?

* Lợi ích của đánh giá đề án

- Học sinh có điều kiện thực hành ngay những kiến thức đã học. - Dễđánh giá kết quả.

- Học sinh có cơ hội rèn luyện nhiều kĩ năng như : giao tiếp, ra quyết định, giải quyết vấn đề, đặt mục tiêu...

* Một số yêu cầu

- Nội dung đề án phải rõ ràng, cụ thể, dễ thực hiện.

- Cách giao nhiệm vụ cần rõ ràng, yêu cầu phải phù hợp với khả năng thực hiện và

điều kiện thực tế của học sinh ; đặc biệt, phải hướng dẫn thực hiện một cách tỉ mỉ. - Nghiệm thu kết quả và đánh giá đề án cần dựa trên sự cố gắng của học sinh/nhóm học sinh. Cần khuyến khích, nêu gương những học sinh có cố gắng, nỗ lực hoàn thành đề án của mình.

Một phần của tài liệu Đạo đức và Phương pháp giáo dục đạo đức docx (Trang 85 - 87)