Hoạt động 2 Rút ranh ững kết luận cần thiết về mặt sư phạm sau khi thực hiện hoạt động

Một phần của tài liệu Đạo đức và Phương pháp giáo dục đạo đức docx (Trang 71 - 74)

thc hin hot động 1

Thời gian : 15 phút

NHIỆM VỤ

* Thảo luận nhóm theo câu hỏi :

- Những thông tin ở hoạt động 1 đã gợi ý gì cho bạn khi lựa chọn phương pháp dạy học?

- Vì sao sự lựa chọn phương pháp dạy học phải phù hợp với đặc điểm sinh - tâm lí của học sinh tiểu học ?

THÔNG TIN CƠ BẢN

Để lựa chọn và vận dụng các phương pháp dạy học môn Đạo đức ở tiểu học một cách có căn cứ khoa học và khả thi, cần dựa trên các cơ sở phương pháp luận, lí luận và thực tiễn sau :

1.1. Phương pháp lun triết hc v bn cht con người

* Theo quan điểm triết học Mác - Lênin về bản chất của con người : Con người là sự tổng hoà của cái tự nhiên (mặt sinh học) và cái xã hội (nhân cách). Trong đó, nhân cách thể hiện bản chất xã hội của mỗi cá nhân, được hình thành từ giao tiếp xã hội (thông qua con đường giáo dục, tự giáo dục). Nhờđó, con người trở thành chủ

thể hoạt động, đặc biệt là hoạt động lao động, sáng tạo.

* Tiếp cận phương pháp luận triết học về bản chất của con người vào quá trình dạy học :

Bản chất của quá trình dạy học là sự tương tác giữa người dạy và người học. Với tư

cách là chủ thể :

- Người dạy (chủ thể của hoạt động dạy - giáo viên) giữ vai trò chủđạo : quyết định dạy cái gì (mục tiêu), dạy như thế nào (phương pháp).

- Người học (chủ thể của hoạt động học - học sinh) giữ vai trò chủ động (chủ thể nhận thức) : tự giác, tích cực, sáng tạo trong học tập. Mức độ biểu hiện tính tích cực trong mỗi chủ thể nhận thức khác nhau. Do đó, không thể

có phương pháp chung cho tất cả mọi đối tượng học.

1.2. Đặc đim sinh - tâm lí ca hc sinh tiu hc

* Cơ sở sinh lí :

Hoạt động nhận thức diễn ra trên cơ sở phản ánh ý thức theo cơ chế sinh lí học thần kinh cao cấp :

Với những phương pháp tác động khác nhau sẽđể lại những sản phẩm ý thức khác nhau. Trên cơ sởđó, hai nhà khoa học I.V. Pap-lốp và B.F. Skin-nơđã thành công trong các thí nghiệm điển hình về sự hình thành phản xạ thần kinh của động vật. Thí nghiệm về sự hình thành phản xạ có điều kiện của I.V. Pap-lốp : Huấn luyện cho chó tiết nước bọt khi thấy ánh đèn và tiếng chuông. Trong thí nghiệm này, con vật bị nhốt trong môi trường biệt lập, nội dung, mục đích bị áp đặt, hoạt động của con vật hoàn toàn thụ động. Phương pháp dạy học được vận dụng theo cách này cũng đã tồn tại rất nhiều năm trong nhân loại.

Ngược lại, B.F. Skin-nơđã tiến hành những thí nghiệm hình thành phản xạ (tạo tác) : Huấn luyện cho bồ câu đi theo hình số 8, dạy cho chuột đạp “cần câu cơm...”. Trong thí nghiệm này, con vật bị nhốt trong lồng thưa, nội dung bài học dựa vào môi trường hoạt động của con vật. Con bồ câu cứ đi quanh quẩn trong chuồng, ngẫu nhiên bước vào vòng số 8, ngay lập tức nó nhận được hạt thóc, cứ thế ... nó dần nhận ra quan hệ giữa vòng số 8 và hạt thóc. Nó đã tự phát hiện ra bài học và

động cơ học được xuất phát từ chính nhu cầu của nó. Thí nghiệm của Skin-nơđã

định hướng cho việc lựa chọn, vận dụng phương pháp dạy học nhằm kích thích tư

duy, phát huy tích cực hoạt động trong học tập của học sinh và đã được áp dụng có kết quả trong lĩnh vực dạy học, đặc biệt là hiện nay, dạy học trên cơ sởđáp ứng nhu cầu hiểu biết của người học.

Theo quy luật phát triển của trẻ em, sự phát triển thể chất của trẻ em ở mỗi lứa tuổi khác nhau, khả năng, trình độ phản ánh ý thức khác nhau. Mặt khác, sự phát triển thể chất của trẻ em cùng lứa tuổi trong hoàn cảnh, điều kiện cụ thể không giống nhau. Do đó, lựa chọn phương pháp dạy học còn cần phải phù hợp với sự phát triển thể chất của độ tuổi, với hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của trẻ em trong độ tuổi đó. * Cơ sở tâm lí

Con người chỉ hoạt động khi xuất hiện nhu cầu nào đó. Nhu cầu là nguồn gốc của tính tích cực hoạt động. Mức độ của tính tích cực phụ thuộc vào mức độ của nhu cầu. Trong quá trình dạy học, nhu cầu nhận thức tạo sự thúc đẩy trực tiếp hoạt động. Trong dạy học

cần có phương pháp kích thích làm xuất hiện nhu cầu nhận thức của học sinh. Với lứa tuổi tiểu học - đó là phương pháp làm xuất hiện vấn đề (đó là gì ? vì sao như vậy ? sẽ

làm như thế nào ?...) nhằm gợi trí tò mò khám phá cái mới. Sự tò mò chính là động lực của nhận thức.

Sự lựa chọn phương pháp dạy học phải dựa trên đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh tiểu học, phù hợp với sự phát triển tâm lí của từng độ tuổi. Học sinh tiểu học, nhất là học sinh lớp 1, đang ởđộ tuổi chuyển từ chơi sang học, với đặc điểm tâm lí hiếu

động, thích chơi, nhận thức cảm tính, tư duy cảm xúc. Chính bởi vậy, sẽ hiệu quả

hơn nếu vận dụng những phương pháp dạy học phù hợp với khả năng nhận thức, kinh nghiệm sống, nhu cầu hiểu biết, tạo sự hấp dẫn, hứng thú học tập : “Học bằng chơi, chơi mà học”.

1.3. Yêu cu thc tin

Giữa con người - giáo dục - sự phát triển kinh tế - xã hội có mối quan hệ biện chứng :

Con người là sản phẩm trực tiếp của thực tiễn giáo dục, đồng thời là mục tiêu, động lực của phát triển kinh tế - xã hội. Mục tiêu kinh tế - xã hội không ngừng biến

động, nên không ngừng phải đổi mới mục tiêu giáo dục nói chung và dạy học nói riêng.

Đểđáp ứng yêu cầu của CNH - HĐH đất nước, yêu cầu hội nhập và phát triển hiện nay, Luật Giáo dục đã xác định mục tiêu của giáo dục tiểu học : “Nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo

đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở ( Điều 23).

Giáo dục tiểu học đặt nền móng quan trọng cho sự phát triển tiếp theo của trẻ em, hướng vào mục tiêu chung : Đào tạo đội ngũ người lao động năng động, sáng tạo, có khả năng thích ứng cao, sức khoẻ bền bỉ dẻo dai, tự tin, trung thực và thăng tiến.

thức sang dạy phương pháp học (tự học, tự nghiên cứu), từ dạy học thụđộng sang dạy học tích cực, nhằm đào tạo con người năng động, sáng tạo, có khả năng thích

ứng cao trước mọi biến động của xã hội.

Mặt khác, quá trình đổi mới về chất trong phương pháp dạy học chỉ thực sự đạt hiệu quả khi được vận dụng phù hợp với điều kiện cụ thể của thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội ở từng địa phương (hoàn cảnh kinh tế, cơ sở vật chất - kĩ thuật, tập quán, truyền thống, tâm lí, lối sống, điều kiện trường lớp,...).

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG 1, 2

Điền dấu x vào ô trước ý kiến bạn cho là đúng nhất.

Câu 1 : Việc đưa ra cơ sở lựa chọn phương pháp dạy học môn Đạo đức nhằm : a) áp đặt sự lựa chọn phương pháp dạy học.

b) Gợi ý cho sự lựa chọn phương pháp dạy học. c) Thay đổi cách lựa chọn phương pháp dạy học.

d) Định hướng cho sự lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp.

Câu 2 : Có cần thiết kết hợp cả 3 cơ sở trên khi lựa chọn phương pháp dạy học Đạo

đức không ? a) Cần thiết

b) Không cần thiết

c) Có thể căn cứ một, một vài cơ sở mình cho là quan trọng nhất.

Câu 3 : Theo bạn, tiêu chí nào quan trọng nhất ? a) 1. 1.

b) 1. 2.

c) 1. 3.

d) Quan trọng ngang nhau.

Câu 4 : Vì sao sự lựa chọn phương pháp dạy học phải phù hợp với đặc điểm sinh - tâm lí học sinh tiểu học ?

Câu 5 : Tự rút ra kết luận cho bản thân từ việc nghiên cứu phần này.

Một phần của tài liệu Đạo đức và Phương pháp giáo dục đạo đức docx (Trang 71 - 74)