Hoạt động 9 TÌM HIỂU NHÓM CÁC PHưƠNG PHÁP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC

Một phần của tài liệu Đạo đức và Phương pháp giáo dục đạo đức docx (Trang 35 - 37)

Hot động 9. TÌM HIU NHÓM CÁC PHưƠNG PHÁP KIM TRA, ĐÁNH GIÁ KT QU GIÁO DC ĐẠO ĐỨC ĐÁNH GIÁ KT QU GIÁO DC ĐẠO ĐỨC

Thời gian : 20 phút

Nhiệm vụ

Bạn hãy đọc thông tin cơ bản đưới đây, sau đó thực hiện các yêu cầu :

- Giải thích khái niệm về các phương pháp quan sát, thực nghiệm tự nhiên, đàm thoại,

an-két trong giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học.

- Cùng trao đổi, rút ra kết luận sư phạm về việc vận dụng các phương pháp giáo dục đạo

đức đã nghiên cứu ở trên.

Thông tin cơ bản

Việc hoàn thiện quá trình giáo dục đòi hỏi phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá khách quan quá trình giáo dục nói chung và kết quả của nó nói riêng để làm rõ chất lượng, hiệu quả giáo dục, để nắm vững ưu điểm và những hạn chế của nó. Trên cơ sởđó, nhà giáo dục lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục phù hợp. Nhóm này có các phương pháp như : quan sát, thực nghiệm tự nhiên, đàm thoại, an-két .

Việc kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục là nhân tố quan trọng nhằm xác định công tác giáo dục có đạt mục đích hay không. Ởđây, đòi hỏi việc đánh giá phải toàn diện (cả ý thức, thái độ, động cơ, hành vi,...) đánh giá mọi lúc, mọi nơi (ở trường, ở nhà, ngoài xã hội), qua các hoạt động khác nhau (học tập, vui chơi, lao động, công tác xã hội,...). Thước đo cơ bản của đánh giá là việc làm, hành vi của các em, sự tham gia của chúng vào các hoạt động xã hội chứ không phải lời nói, lời hứa.

Khi đánh giá, cần dựa vào nội quy dành cho học sinh, điều lệ Sao nhi đồng, Đội thiếu niên, yêu cầu của tập thể, các chuẩn mực đạo đức xã hội và tuân thủ nguyên tắc : chính xác, khách quan, công bằng, tôn trọng nhân cách của học sinh.

a) Phương pháp quan sát

Nhân cách con người thể hiện trước hết ở sự tham gia vào các công việc, các hoạt

động và các mối quan hệ khác nhau. Vì vậy cần quan sát học sinh khi chúng hoạt

động, giao tiếp với người khác. Nhờ quan sát, có thể phát hiện kĩ năng, hành vi, thái

độ,... của các em. Hoạt động càng tích cực, giao tiếp càng đa dạng thì mức độ đạt

b) Phương pháp thực nghiệm tự nhiên

Phương pháp này cho phép nghiên cứu học sinh trong những điều kiện được tổ

chức đặc

biệt - học sinh được đưa vào các hoạt động và các mối quan hệ nào đó. Trong điều kiện đó, học sinh bộc lộ thái độ, kĩ năng, hành vi của bản thân một cách tự nhiên. Dựa vào mức độ tham gia, kết quả đạt được mà giáo viên có thể ghi nhận kết quả

giáo dục của học sinh.

c) Phương pháp đàm thoại

Qua trò chuyện, trao đổi với cha mẹ học sinh, bạn bè của chúng, trực tiếp với các em, giáo viên có thể biết được ý thức, thái độ, động cơ, hành vi, thói quen của chúng không chỉở trường, ở nhà mà cả ngoài xã hội. Đặc biệt cha mẹ là người hiểu rõ con mình hơn ai hết, cho nên việc trao đổi một cách chân tình, tin cậy lẫn nhau giữa giáo viên và cha mẹ học sinh về mọi mặt đời sống, học tập, rèn luyện của trẻ

mang lại cho giáo viên nhiều thông tin chính xác về học sinh.

d) Phương pháp an-két

Nhờ phương pháp an-két, qua việc học sinh trả lời hàng loạt các câu hỏi, giáo viên có thể nắm bắt được ở trẻ các khái niệm, biểu tượng đạo đức, thẩm mĩ, thái độ,

hứng thú hay

xu hướng hành vi của các em.

Ngoài các phương pháp trên, có thể vận dụng các phương pháp khác như : nghiên cứu kết quả hoạt động của học sinh, nghiên cứu các điều kiện sống và giáo dục của trẻ em, khái quát các thông tin về trẻ em,...

Ngoài ra, có thể sử dụng phương pháp vấn đáp - trắc nghiệm đểđánh giá.

Mỗi phương pháp trong hệ thống phương pháp giáo dục đạo đức đều góp phần thúc

đẩy hoạt động tự giáo dục của học sinh. Không có phương pháp nào vạn năng, nên khi vận dụng các phương pháp cần chú ý :

- Bảo đảm sự thống nhất giữa ý thức đạo đức với hành động đạo đức, giữa mục

đích,

thái độ, động cơ và phương tiện ; giữa lí trí và tình cảm.

- Kích thích tính tích cực chủđộng nhận thức, tu dưỡng, rèn luyện thói quen đúng chuẩn mực.

- Tạo cơ hội để học sinh tự thể hiện, khẳng định và học tập lẫn nhau.

- Phát triển tính độc lập, khả năng tự quản (thông qua hoạt động Đội thiếu niên, Sao nhi đồng ) và lôi cuốn học sinh vào hoạt động thực tiễn.

- Vận dụng phương pháp phù hợp điều kiện thực tế.

Hot động 10. VN DNG CÁC PHưƠNG PHÁP GIÁO DC ĐẠO ĐỨC CHO HC SINH TIU HC ĐỂ NGHIÊN CU, GII QUYT

Một phần của tài liệu Đạo đức và Phương pháp giáo dục đạo đức docx (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)