Phương pháp thảo luận nhóm

Một phần của tài liệu Đạo đức và Phương pháp giáo dục đạo đức docx (Trang 83 - 84)

Hoạt động 3 Tìm hiểu một số phương pháp chủ yếu của dạy học môn Đạo đức ở tiểu học hiện nay

3.4. Phương pháp thảo luận nhóm

* Khái niệm

Thảo luận nhóm là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhằm giúp cho mọi học sinh tham gia một cách chủ động vào quá trình học tập. Học sinh có thể chia sẻ

kinh nghiệm, ý kiến hay để giải quyết một vấn đềđạo đức nào đó. * Tác dụng của phương pháp thảo luận

- Kiến thức được tăng tính khách quan khoa học.

- Làm cho kiến thức trở nên sâu sắc, bền vững, dễ nhớ, nhớ nhanh hơn do được giao lưu, học hỏi lẫn nhau.

- Rèn luyện cho học sinh một số kĩ năng : biết lắng nghe, phê phán, tự nhận thức, xác định giá trị.

- Làm cho học sinh mạnh dạn hơn trong giao tiếp. * Cách tiến hành

- Giáo viên giới thiệu chủđề hoặc vấn đề cần thảo luận. - Nêu ra các câu hỏi có liên quan đến chủđề.

- Để không khí không căng thẳng hoặc quá trầm có thể bắt đầu cuộc thảo luận bằng một câu chuyện hoặc một bức tranh gợi ý.

- Cần khích lệ mọi học sinh tham gia đóng góp ý kiến, không nên chê bai một ý kiến nào.

- Sau khi thảo luận, đại diện từng nhóm phải trình bày kết quả thảo luận trước lớp, cả lớp bổ sung.

- Sau cùng là kết luận của giáo viên. * Một số yêu cầu sư phạm

- Số lượng khoảng 2 - 6 học sinh/nhóm, không nên quá đông, dễ gây mất trật tự. - Vấn đề thảo luận phải thiết thực, gắn với chủđề bài học, gần gũi với kinh nghiệm sống của học sinh.

- Câu hỏi thảo luận phải vừa sức, ngắn gọn, dễ hiểu. Với câu hỏi khó cần có câu hỏi gợi ý.

- Tạo không khí thân thiện, tin tưởng để các em phát biểu ý kiến một cách tự nhiên, tích cực. Tránh gây tâm lí căng thẳng giả tạo hoặc đùa cợt.

- Nhóm trưởng và thư kí luôn luân phiên để học sinh tập tự quản.

- Khi học sinh thảo luận, cần quan sát, giúp đỡ, động viên, khen ngợi kịp thời khích lệ các em thi đua lành mạnh.

Một phần của tài liệu Đạo đức và Phương pháp giáo dục đạo đức docx (Trang 83 - 84)