Giáo dục thái độ, tình cảm đạo đức

Một phần của tài liệu Đạo đức và Phương pháp giáo dục đạo đức docx (Trang 98 - 99)

Giáo dục thái độ, tình cảm đạo đức cho học sinh là thức tỉnh trong học sinh những rung động, cảm xúc đối với hiện thực xung quanh, làm cho các em biết yêu, biết ghét rõ ràng, qua đó có thái độđúng đắn đối với các hiện tượng phức tạp trong đời sống tập thể và xã hội,... Thái độ thờơ, lãnh đạm là sản phẩm không mong muốn của giáo dục tình cảm.

Đối với học sinh tiểu học, cần giáo dục những thái độ, tình cảm :

- Kính yêu Bác Hồ, tôn trọng Quốc kì, Quốc ca ; biết ơn các thương binh liệt sĩ ; yêu mến trường, lớp, quê hương làng xóm,...

- Kính yêu, biết ơn ông bà, cha mẹ, yêu quý anh chị em ; kính trọng, lễ phép, biết

ơn thầy cô giáo, tôn trọng và yêu mến bạn bè ; tôn trọng những người xung quanh :

hàng xóm, phụ nữ, cụ già, em nhỏ,...

- Yêu lao động, chăm học, chăm làm việc trường, việc lớp. - Có lòng tự trọng, khiêm tốn học hỏi, trung thực.

- Có thái độ ủng hộ, đồng tình, tán thành với những tấm gương, việc làm tốt, phù hợp với những chuẩn mực đạo đức và ngược lại, có thái độ lên án, phê phán những người có hành động xấu, làm hại người khác, xã hội, cộng đồng,...

- Yêu thiên nhiên, có thái độ giữ gìn môi trường sống xung quanh.

Tình cảm đạo đức được hình thành dựa vào ý thức đạo đức đúng đắn và được củng cố, khẳng định qua hành vi ; ngược lại, nó có tác dụng thúc đẩy, tạo động cơ cho

việc nhận thức chuẩn mực, thực hiện hành vi đạo đức.

Một phần của tài liệu Đạo đức và Phương pháp giáo dục đạo đức docx (Trang 98 - 99)