Hoạt động giáo dục theo chủ điểm

Một phần của tài liệu Đạo đức và Phương pháp giáo dục đạo đức docx (Trang 103 - 105)

Các chủđiểm giáo dục ở tiểu học có liên quan đến những ngày lễ lớn, ngày kỉ niệm lớn của đất nước, dân tộc, được tổ chức cho học sinh nhằm giáo dục cho các em truyền thống của dân tộc, niềm tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước, đạo lí “uống nước nhớ nguồn” và trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn, phát huy các truyền thống đó. Hình thức giáo dục theo chủđiểm có tác dụng : Tạo cơ hội để

học sinh hoà nhập với cộng đồng, thực hiện quyền tham gia của trẻ em, tham gia giáo dục và tự giáo dục đạo đức. Qua nhiều hoạt động như hưởng ứng các phong trào thi đua, các hoạt động chào mừng, các cuộc mít tinh, phỏng vấn của báo chí, truyền hình, tạo nên môi trường giáo dục thống nhất giữa nhà trường và xã hội, thống nhất giữa ý thức - thái độ - hành động ở trẻ em và tạo điều kiện phối hợp giáo dục giữa gia đình - nhà trường - xã hội.

1.1. Ni dung ca các hot động giáo dc theo chđim

Nội dung của các hoạt động theo chủ điểm rất phong phú, đa dạng. Trước hết, nó tuỳ thuộc vào tính chất của bản thân chủđiểm và được thể hiện trong các hoạt động

được tổ chức cho học sinh.

- Tháng 9 : Chủđiểm truyền thống nhà trường, chào mừng năm học mới. - Tháng 10 - 11 : Tôn sư trọng đạo, hướng về Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11. - Tháng 12 : Uống nước nhớ nguồn, tưởng nhớ, biết ơn các thương binh liệt sĩ, bà mẹ

Việt Nam anh hùng, những người có công với nước, kỉ niệm ngày thành lập Quân

đội nhân dân Việt Nam 22-12.

- Tháng 1 - 2 : Mừng Đảng, mừng xuân, chào mừng ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3-2.

- Tháng 3 - 4 : Hoà bình và hữu nghị, kỉ niệm ngày 30-4, ngày thống nhất đất nước. - Tháng 5 : Bác Hồ kính yêu, kỉ niệm ngày sinh của Bác Hồ 19-5...

Mỗi chủđiểm có nhiều chủđề giáo dục khác nhau. Sau đây là một số nội dung cơ

bản, cần khai thác trong mỗi chủđiểm :

- Xuất xứ của ngày lễ, ngày kỉ niệm, ý nghĩa của nó, những người cần được tưởng nhớ, chào mừng, kỉ niệm theo ngày lễđó,ví dụ : Bác Hồ - chủđiểm 19-5 ; thầy cô giáo - chủđiểm 20-11 ; bộđội, thương binh, liệt sĩ - chủđiểm 22-12...

- Công lao, tình cảm của những người đó đối với Tổ quốc, đối với các em học sinh, những chiến công, truyền thống, tấm gương tiêu biểu của họ với những khó khăn, vất vả và vinh quang của đời sống, công việc hằng ngày,...

- Tình cảm, trách nhiệm của học sinh trong học tập, rèn luyện đểđền đáp công ơn

đối với Đảng, Bác Hồ, những người có công với nước,...

- Những hành vi, việc làm của học sinh qua các mối liên hệ liên quan đến chủđiểm giáo dục.

Việc lựa chọn chủđề cho từng chủđiểm cần mềm dẻo, linh hoạt, kết hợp nhiều yếu tố : tính chất của chủ điểm, mức độ yêu cầu về nội dung giáo dục, khả năng tiếp thu, hứng thú của học sinh, điều kiện cơ sở vật chất của trường, lớp, địa điểm tổ

chức,...

1.2. Quy trình t chc các hot động theo chđim

* Bước chuẩn bị

Lập kế hoạch : Nếu tổ chức theo phạm vi trường, thì Ban giám hiệu phối hợp với Tổng phụ trách Đội và tổ chủ nhiệm lập kế hoạch. Nếu tổ chức theo phạm vi lớp,

thì giáo viên chủ nhiệm chủ động lập kế hoạch và tham mưu, đề xuất với Ban giám hiệu. Nội

dung của kế hoạch gồm : - Chủđiểm giáo dục - Thời gian tổ chức - Mục đích của hoạt động (về giáo dục ý thức thái độ, kĩ năng hành vi đạo đức) - Địa điểm - Phương pháp, hình thức tổ chức - Cơ sở vật chất - Người thực hiện các công việc * Bước tổ chức thực hiện

- Nêu kế hoạch, phát động phong trào thi đua nếu cần. Cần nêu rõ yêu cầu, nội dung công việc, phạm vi tổ chức, thời gian thực hiện, nơi tiến hành hoạt động. - Phân công chỉđạo, thực hiện : Những người được phân công cần động viên, khích lệ tính tích cực, tự giác của học sinh, sâu sát phát hiện, uốn nắn kịp thời những biểu hiện thiếu tích cực hoặc sai lệch so với kế hoạch.

* Bước tổng kết, rút kinh nghiệm cần đánh giá : - Tính hợp lí của kế hoạch.

- Sựđiều hành của người chỉđạo.

- Những việc làm chưa tốt hoặc không thực hiện được, nguyên nhân. - Những bài học kinh nghiệm rút ra từ việc tổ chức chủđiểm.

- Kết luận : Đánh giá mức độ thực hiện kế hoạch.

Một phần của tài liệu Đạo đức và Phương pháp giáo dục đạo đức docx (Trang 103 - 105)