Hoạt động 4 Xem băng hình trích đoạn minh hoạ phương pháp đóng va

Một phần của tài liệu Đạo đức và Phương pháp giáo dục đạo đức docx (Trang 89 - 91)

Thời gian : 35 phút

NHIỆM VỤ

Nghiên cứu tài liệu hướng dẫn học theo băng hình 1b dưới đây, sau đó xem băng hình và thực hiện các nhiệm vụ tài liệu yêu cầu.

Hướng dẫn học theo băng hình 1b

a) Hoạt động trước khi xem băng

- Nghiên cứu kĩ phương pháp và đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đức ở tiểu học theo chương trình tiểu học mới.

- Nghiên cứu và nắm được mục đích của đoạn băng hình.

b) Hoạt động trong khi xem băng

- Tổ chức học tập trung (hoặc cá nhân nếu có thể).

- Quan sát, ghi chép nội dung đoạn băng hình theo hướng dẫn sau :

TT Tên, trình tự hoạt động Phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động Người thực hiện

c) Sau khi xem băng

* Thảo luận nhóm theo các câu hỏi :

- Giáo viên dạy trong băng hình đã triển khai phương pháp đóng vai theo các bước như thế nào ?

- Theo bạn, đoạn băng hình đã thể hiện trọn vẹn một hoạt động dạy học chưa ? Vì sao ? Nó thuộc loại hoạt động gì trong các hoạt động dạy học môn Đạo đức ? * So sánh và liệt kê những điểm mới về phương pháp dạy học môn Đạo đức so với chương trình cũ.

* Thảo luận nhóm (hoặc trao đổi với bạn) theo các câu hỏi sau : - Phương pháp dạy học môn Đạo đức có đặc thù gì ? Vì sao ?

Thông tin cơ bản

Giáo dục đạo đức là sự tác động có mục đích, có tổ chức từ nhiều phía, với những hình thức khác nhau nhằm hình thành cho con người hành vi phù hợp chuẩn mực đạo đức của xã hội.

Vai trò, tầm quan trọng của giáo dục đạo đức từ xưa đến nay đã được nhiều nhà giáo dục, nhiều triết gia, nhiều học giả quan tâm và khẳng định. “Đạo đức như gốc của cây, ngọn nguồn của sông suối, sức mạnh của con người, sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa” (Hồ Chí Minh). Đạo đức là cái gốc trong nhân cách toàn diện của con người. Chính vì vậy, giáo dục đạo đức cho mọi người là việc làm có tầm quan trọng đặc biệt và rất cần thiết, vì đạo đức không tự có, nó chỉ được hình thành qua con đường giáo dục và tự giáo dục.

Nhờ giáo dục đạo đức, con người trau dồi được những phẩm chất tốt và không ngừng hoàn thiện bản thân mình. Thực tiễn đạo đức đã chứng minh người được rèn luyện những phẩm chất đạo đức tốt, có thể không thể thành nhân tài, nhưng nhất

định sẽ hữu ích trong cuộc sống. Người có tài nhưng thiếu đức, chẳng những khó thành công trong cuộc sống mà có khi trở thành kẻ phá hoại. Xin nhắc lại một lần nữa lời dạy của Hồ Chủ tịch : “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm gì cũng khó”. Nhất là trong thời đại kinh tế thị trường hiện nay, nhiều giá trịđạo đức đang có nguy cơ bị mặt trái của cạnh tranh và cơ chế thị

trường làm băng hoại thì giáo dục đạo đức cho mọi người nói chung, cho học sinh nói riêng không chỉ là vấn đề quốc gia, mà còn là vấn đề quốc tế.

Xin dẫn ra một số danh ngôn về vai trò của đạo đức và giáo dục đạo đức để các bạn cùng tham khảo.

(1) “Thiên nhiên đã trao vào tay con người một vũ khí - đó là sức mạnh trí tuệ và

đạo đức, nhưng con người có thể sử dụng vũ khí đó theo những hướng ngược lại ; vì thế con người thiếu những nguyên tắc đạo đức sẽ là một con người bất lương và hoang dã, thấp hèn trong những bản năng”. (A-rít-xtốt)

(2) “Hiện tượng đạo đức là bài toán chủ yếu của giáo dục, nó quan trọng hơn nhiều so với việc phát triển trí tuệ nói chung, việc chứa đầy đầu những kiến thức”. (K.Đ.U-sin-xki)

(3) “Tất cả những ai muốn trở thành người công dân có ích, trước hết phải học cách làm người”. (K.Đ.U-sin-xki)

(4) “Tất cả mọi chiến thắng bắt đầu bằng sự chiến thắng bản thân”. (L.M.Lê-ô-nốp) (5) “Hãy tốt bụng và nhạy cảm với mọi người. Hãy giúp đỡ bạn bè trong hoạn nạn. Hãy kính trọng bố mẹ : Họđem lại cho anh cuộc sống, giáo dục anh, họ muốn anh trở thành một công dân trung thực,... một người có trái tim trong sạch, có trí óc sáng suốt, có tâm hồn nhân hậu và đôi tay vàng”. (V.A.Xu-khôm-lin-xki)

với sự hình thành và hoàn thiện nhân cách của con người.

Đánh giá hoạt động 1

Câu 1 : Giáo dục đạo đức có vai trò như thế nào trong đời sống của con người ? Vì sao?

Câu 2 : Có ý kiến cho rằng : Nhà trường cần tập trung vào giáo dục trí lực cho học sinh thật tốt, còn giáo dục đạo đức tự học sinh sẽ tích luỹđược trong cuộc sống sau này”.

Bạn hãy cho biết thái độ của bạn trước ý kiến đó và giải thích vì sao.

a) Đồng tình b) Lưỡng lự c) Phản

đối

Câu 3 : Bạn có trách nhiệm gì khi trong lớp mình chủ nhiệm có học sinh lười học ? Bạn hãy điền dấu x vào ô thích hợp.

a) Giao cho đội thiếu niên giải quyết.

b) Phối hợp với gia đình cùng tìm biện pháp giúp đỡ học sinh đó. c) Thông báo cho gia đình học sinh tự giải quyết.

d) Không quan tâm.

4.2. S cn thiết và nhim v ca giáo dc đạo đức cho hc sinh tiu hc

Hot động 2. GII THÍCH VÌ SAO PHI GIÁO DC ĐẠO ĐỨC CHO HC SINH TIU HC. CH RA NHNG NHIM V C

Một phần của tài liệu Đạo đức và Phương pháp giáo dục đạo đức docx (Trang 89 - 91)