Phương pháp trò chơ

Một phần của tài liệu Đạo đức và Phương pháp giáo dục đạo đức docx (Trang 82 - 83)

Hoạt động 3 Tìm hiểu một số phương pháp chủ yếu của dạy học môn Đạo đức ở tiểu học hiện nay

3.3. Phương pháp trò chơ

* Khái niệm

Trò chơi là phương pháp tổ chức cho học sinh “học mà chơi, chơi mà học” bằng cách thực hiện những hành động, những thái độ, những việc làm phù hợp với chuẩn mực hành vi đạo đức đã học.

* Tác dụng của trò chơi

Cùng với học, chơi là nhu cầu không thể thiếu được của học sinh tiểu học. Dù không còn là hoạt động chủ đạo, song vui chơi vẫn giữ một vai trò rất quan trọng trong hoạt động sống của trẻ, vẫn có một ý nghĩa lớn lao đối với trẻ. Lí luận và thực tiễn đã chứng tỏ rằng : nếu biết tổ chức cho trẻ vui chơi một cách hợp lí, đúng đắn thì đều mang lại hiệu quả giáo dục. Qua trò chơi, trẻ không những được phát triển về các mặt trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ mà còn được hình thành nhiều phẩm chất đạo

đức tốt và hành vi đạo đức đúng chuẩn mực. Chính vì vậy, trò chơi được sử dụng trong tiết học Đạo đức như là một phương pháp dạy học quan trọng để vừa giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh, vừa kích thích hứng thú học tập của học sinh.

- Nội dung trò chơi sẽ minh hoạ một cách sinh động cho các mẫu hành vi đạo đức. Nhờ vậy, những mẫu hành vi này sẽ tạo được những biểu tượng rõ rệt ở học sinh, giúp các em ghi nhớ dễ dàng và lâu bền.

- Trò chơi trong học tập là một sân chơi trí tuệ. Qua trò chơi, học sinh được luyện tập những kĩ năng, những thao tác hành vi đạo đức giúp các em thể hiện được hành vi một cách đúng đắn, tự nhiên.

- Qua trò chơi, học sinh có cơ hội để thể nghiệm một cách tự nhiên, hào hứng những chuẩn mực hành vi đạo đức đã học. Chính nhờ sự thể nghiệm này, sẽ hình thành được ở học sinh niềm tin về những chuẩn mực hành vi đã học, tạo ra động cơ

bên trong cho những hành vi ứng xử trong cuộc sống.

- Qua trò chơi, học sinh sẽđược rèn luyện khả năng quyết định lựa chọn cho mình cách ứng xửđúng đắn, phù hợp trong tình huống.

- Qua trò chơi, học sinh được hình thành năng lực quan sát, được rèn luyện kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi của người khác là phù hợp hay không phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.

- Bằng trò chơi, việc luyện tập hành vi đạo đức được tiến hành một cách nhẹ nhàng, sinh động, hào hứng ; không khô khan, nhàm chán. Học sinh được lôi cuốn vào quá trình luyện tập một cách tự nhiên, hứng thú và có tinh thần trách nhiệm.

- Trò chơi để giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh rất phong phú, đa dạng. Có thể

là : chơi đố vui, chơi hái hoa dân chủ, chơi tìm đôi, chơi “Nếu... thì”, chơi gắn hoa,... (xem hình thức dạy học Đạo đức ở hoạt động sau).

* Ưu điểm

- Tăng cường khả năng chú ý của học sinh.

- Nâng cao hứng thú của học sinh, góp phần giải trừ mệt mỏi, căng thẳng trong học tập.

- Tạo môi trường cởi mở, thân thiện. Tăng cường khả năng giao tiếp giữa học sinh với học sinh và giữa giáo viên với học sinh.

- Rất phù hợp với nhóm lớp 1, 2, 3, đặc biệt là lớp 1. * Cách tiến hành

- Nêu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi, thời gian chơi, giải thưởng (nếu có). - Học sinh thực hiện trò chơi.

- Nhận xét, đánh giá, rút ra ý nghĩa của trò chơi. * Một số yêu cầu sư phạm

- Trò chơi phải dễ tổ chức, dễ thực hiện, phải phù hợp với chủđề đạo đức, kinh nghiệm sống của học sinh, với quỹ thời gian, điều kiện thực tế của lớp học, không gây nguy hiểm cho học sinh.

- Học sinh phải nắm được quy tắc chơi và phải tôn trọng luật chơi. - Phải quy định rõ thời gian, địa điểm chơi.

- Phải phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, tạo điều kiện cho học sinh tự quản trong các khâu : chuẩn bị, tiến hành chơi, nhận xét, đánh giá sau khi chơi.

- Luôn thay đổi các hình thức chơi để tránh nhàm chán.

- Sau khi chơi, giáo viên cần cho học sinh thảo luận để rút ra ý nghĩa giáo dục của trò chơi.

Một phần của tài liệu Đạo đức và Phương pháp giáo dục đạo đức docx (Trang 82 - 83)