Đánh giá tiểu môđun

Một phần của tài liệu Đạo đức và Phương pháp giáo dục đạo đức docx (Trang 55 - 60)

Câu 1 : Bạn hãy điền tên hình thức giáo dục vào cột B, sao cho phù hợp với nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học ở cột A.

Nội dung giáo dục đạo đức A

Hình thức giáo dục đạo đức B

thành tích chào mừng ngày sinh nhật Bác 19-5.

b) Sinh hoạt Sao Nhi đồng, chủ đề

“Chăm ngoan”.

c) Lớp, Chi đội triển khai kế hoạch thi

đua chào mừng ngày sinh nhật Bác 19-5. d) Nghe nói chuyện về bảo vệ môi trường.

đ) Tổ chức cuộc thi vẽ tranh “Vì hoà bình” trong toàn trường.

Câu 2 : Dựa vào quy trình tổ chức tiết hoạt động tập thể, bạn hãy xây dựng mô hình tiết sinh hoạt lớp, lập kế hoạch tổ chức hoạt động theo chủ điểm 8-3 cho học sinh lớp mình chủ

nhiệm.

Thông tin phn hi cho các hot động * Hoạt động 1 * Hoạt động 1

* Các lực lượng trong nhà trường mà người giáo viên chủ nhiệm cần phối kết hợp

để giáo dục đạo đức cho học sinh và vai trò của các tổ chức đó trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức :

TT

Lực lượng cần phối kết hợp

A

Vai trò của các lực luợng trong nhà trường trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh

B

1 Ban giám hiệu - Lập kế hoạch, chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục toàn diện, trong đó có giáo dục đạo đức. Duyệt kế hoạch chủ nhiệm.

2 Hội đồng sư phạm - Thông qua kế hoạch giáo dục toàn diện, trong đó có giáo dục đạo đức.

3 Tổ chuyên môn (khối lớp)

- Bàn bạc cùng thực hiện kế hoạch giáo dục, hỗ trợ

nhau cùng tổ chức hoạt động giáo dục, cung cấp thông tin, cùng đánh giá kết quả giáo dục.

4 Đội TNTP Hồ Chí Minh - Sao Nhi đồng

- Phối kết hợp thực hiện nội dung giáo dục đạo đức thông qua các sinh hoạt tập thể, chủđiểm và phong trào Đội, sinh hoạt Sao.

- Cùng tham gia đánh giá kết quả giáo dục.

5 Công đoàn - Giúp đỡ nhau khi triển khai hoạt động giáo dục. Giáo viên là công đoàn viên nên đồng thời là người

thực hiện nhiệm vụ giáo dục. 6 Bảo vệ, nuôi dưỡng, y

tế

- Giúp đỡ, cung cấp thông tin để tham khảo khi

đánh giá.

Gợi ý trả lời câu hỏi đánh giá Câu 1 : Đáp án a.

Câu 2 : Một số kĩ năng cần thiết khi thực hiện phối kết hợp các tổ chức, lực lượng trong trường để giáo dục đạo đức cho học sinh.

- Lập kế hoạch :

+ Xác định mục tiêu giáo dục.

+ Xây dựng nội dung giáo dục phù hợp. + Dự tính thời gian. + Điều kiện vật chất và các điều kiện khác để thực hiện. + Dự kiến người thực hiện. + Tổ chức rút kinh nghiệm, điều chỉnh kế hoạch. - Giao tiếp : + Bày tỏ ý kiến.

+ Cảm thông, chia sẻ, nhường nhịn. + Đặt vấn đềđúng lúc, đúng người.

- Tổ chức, chỉđạo thực hiện kế hoạch giáo dục. - Hợp tác.

- Thống kê, tổng kết, đánh giá.

* Hoạt động 2

* Nội dung kết hợp nhà trường - các lực lượng xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học :

- Hội phụ huynh học sinh :

+ Bàn bạc biện pháp giáo dục đạo đức.

+ Tuyên truyền chủ trương, nội dung, các biện pháp giáo dục đến gia đình học sinh và

cộng đồng.

+ Thông tin về nhu cầu, nguyện vọng của gia đình học sinh, tình trạng học sinh với giáo viên chủ nhiệm và nhà trường.

+ Thông tin hai chiều về tình hình học sinh.

+ Tạo điều kiện vật chất, tinh thần cho con em thực hiện yêu cầu giáo dục.

+ Tham gia tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nếu có khả năng, điều kiện.

+ Tham gia đánh giá kết quả của giáo dục đạo đức của con em mình. - Cộng đồng dân cư :

+ Cung cấp thông tin về tình trạng học sinh.

+ Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giáo dục khi nhà trường yêu cầu.

+ Xây dựng môi trường xã hội lành mạnh để tạo niềm tin của học sinh vào cộng

đồng.

- Đoàn thanh niên địa phương :

+ Tham gia giáo dục học sinh qua các chương trình hành động của mình.

+ Hỗ trợ nhà trường, giáo viên chủ nhiệm về nghiệp vụ công tác đội, các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

Tóm lại, có nhiều biện pháp khác nhau để thực hiện giáo dục đạo đức cho học sinh. Phối hợp các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường được coi là một trong các biện pháp giáo dục khép kín 3 môi trường giáo dục : Gia đình - Nhà trường - Xã hội.

Gợi ý trả lời câu hỏi đánh giá

Câu 1 : Đáp án : 1.g, h ; 2.e ; 3.b, c, d ; 4.i ; 5.a.

Câu 2 :Đáp án a.

Câu 3 : Vị phụ huynh trong tình huống đã nêu chưa làm tròn trách nhiệm phối kết hợp với nhà trường để giáo dục con mình. Trong trường hợp này bạn nên :

- Nói với phụ huynh sẽ nghiêm khắc kèm cặp, quan tâm giúp đỡ học sinh đó hơn nữa trong thời gian học theo thời khoá biểu của nhà trường.

- Cùng gia đình bàn biện pháp kèm cặp học sinh trong thời gian học tập ở nhà. - Tế nhị giải thích cho gia đình học sinh hiểu trách nhiệm của gia đình cùng phối kết hợp với nhà trường để giáo dục con em, không nên khoán trắng cho giáo viên chủ nhiệm và nhà trường.

* Gi ý tr li câu hi đánh giá tiu môđun 1

Câu 1 : a : Lễ chào cờ.

b : Tiết hoạt động tập thể. c : Sinh hoạt chủđiểm.

đ. Hoạt động chính trị - xã hội.

Câu 2 : Sinh hoạt lớp lập kế hoạch tổ chức hoạt động theo chủ điểm 8/3 cho học sinh gồm các bước :

* Chuẩn bị : Giáo viên hoặc hướng dẫn học sinh chuẩn bị (nếu là học sinh lớp 3 trở

lên).

- Mục đích của việc tổ chức hoạt động theo chủđiểm 8/3 : Giáo dục tình cảm đối với cô giáo, bà, mẹ, chị trong gia đình...

- Nội dung : Lập kế hoạch tổ chức chủđiểm 8/3 và một số nội dung khác nếu có. - Biện pháp thực hiện : Dự kiến các nội dung sẽ được tổ chức theo trình tự nào, hình thức tổ chức ra sao, cách thực hiện từng nội dung như thế nào.

- Người thực hiện : Phân công từng học sinh cụ thể thực hiện các nội dung và điều kiện vật chất cho tổ chức chủđiểm. Chẳng hạn như :

+ Người xây dựng kế hoạch. + Người chuẩn bị nội dung.

+ Người chuẩn bị các điều kiện vật chất. + Người điều khiển chương trình,...

- Dự kiến các điều kiện vật chất : Dụng cụ, đồ vật, tranh ảnh cần thiết, khăn trải bàn, lọ hoa, hoa để tặng cô giáo, cây hoa dân chủ, phần thưởng,...

- Phân bố thời gian cho từng nội dung, thời gian tổ chức chủđiểm. - Địa điểm tổ chức : Trong lớp học, ngoài sân trường, dã ngoại,... * Tiến hành sinh hoạt

- Hát tập thể, ổn định tổ chức, giới thiệu người điều khiển chương trình.

- Người điều khiển chương trình giới thiệu giáo viên chủ nhiệm trình bày mục đích yêu cầu của tiết sinh hoạt tập thể nhằm kỉ niệm ngày 8/3.

- Ban cán sự lớp lên trình bày dự thảo kế hoạch tổ chức kỉ niệm 8/3. - Động viên các học sinh phát biểu góp ý vào bản kế hoạch.

- Chủ toạ của buổi sinh hoạt tập thể (giáo viên hoặc học sinh) tổng kết các ý kiến

đóng góp.

- Lấy biểu quyết về bản kế hoạch vừa xây dựng, tập trung vào các mục : Nội dung hoạt động, hình thức hoạt động, phân công người thực hiện các nội dung.

- Xen kẽ các hình thức văn nghệ, vui chơi. * Nhận xét tiết hoạt động tập thể :

- Nhận xét ý thức chuẩn bị của các thành viên tham gia xây dựng dự thảo kế hoạch hoạt động ngày 8/3.

- Đánh giá ý thức tham gia xây dựng kế hoạch của các thành viên trong lớp.

- Phát động thi đua lập thành tích chào mừng ngày 8/3, ví dụ như “Hoa điểm mười tặng mẹ”, “Hoa việc tốt tặng cô”...

Tuy nhiên, tuỳ hoàn cảnh cụ thể, bạn có thể xây dựng mô hình tiết sinh hoạt tập thể

theo chủđiểm phù hợp với lớp, trường, địa phương mình.

Để bài làm phù hợp với thực tế địa phương, các bạn trong cùng địa phương có thể

trao đổi bài làm và góp ý cho nhau.

Một phần của tài liệu Đạo đức và Phương pháp giáo dục đạo đức docx (Trang 55 - 60)