- Nghe giảng, ghi chép, tích cực tham gia xây dựng bài Nghe giảng, ghi chép, không tham gia xây dựng bài.
1.5.2. Thực trạng ứng dụng CNTT trong việc sử dụng tư liệu dạy học điện tử trong dạy học hóa học ở trường THPT
Việc ứng dụng CNTT&TT trong dạy học như là một công cụ hỗ trợ đắc lực thúc đẩy quá trình đổi mới PPDH hóa học, góp phần nâng cao hiệu quả của GD - ĐT là xu hướng tất yếu của nhân loại. Đặc biệt trong những năm gần đây, ở Việt Nam xu hướng này ngày càng được sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước và Bộ GD - ĐT.
Bộ GD - ĐT đã quyết định lấy chủ đề năm học 2008−2009 là "Năm học ứng dụng CNTT". Chỉ thị số 47/2008/CT-BGDĐT của Bộ GD & ĐT về năm học 2008-2009 cũng nêu rõ: "Đẩy mạnh một cách hợp lí việc triển khai ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy và học ở từng cấp học". Vậy, thực tế qua 1 năm thực hiện quyết định của Bộ, ngành giáo dục phổ thông đã đạt được gì?
Theo Thông tấn xã Việt Nam [50], việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy đã được nhiều trường học trong cả nước phát triển để nâng cao chất lượng bài giảng. Đến cuối năm 2008, đã có 20% giáo viên trung học, 30% trường THPT, 25% trường THCS ứng dụng CNTT. Trong đó, từ 2-5% số bài giảng có sử dụng phần mềm dạy học và có ứng dụng CNTT. Ngoài ra, còn có nhiều phần mềm hỗ trợ khác đã được sử dụng rộng rãi trong các trường.
Hiện nay, ứng dụng CNTT trong giảng dạy, không chỉ phát triển mạnh ở các thành phố lớn, mà còn phát triển ở nhiều tỉnh miền núi. Các trường phổ thông đều trang bị phòng máy, phòng đa
năng, nối mạng Internet, một số trường còn trang bị thêm thiết bị ghi âm, chụp hình, quay phim (sound recorder, camera, camcorder), máy quét hình (scanner), và một số thiết bị khác, tạo cơ sở hạ tầng CNTT cho GV sử dụng vào quá trình dạy học của mình.
Hóa học là một môn khoa học vừa lý thuyết vừa thực nghiệm, có rất nhiều điều kiện và thuận lợi trong việc triển khai nghiên cứu và ứng dụng CNTT trong dạy học như: Thiết kế các phần mềm mô phỏng, các video thí nghiệm, các thí nghiệm ảo...
Trong những năm gần đây, các trường học đang dần dần có sự bổ sung, xây dựng những cơ sở vật chất cần thiết phục vụ cho việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy. Đội ngũ GV cũng được tiếp cận, đào tạo bài bản về tin học.
Việc ứng dụng CNTT trong dạy học Hoá học của GV đã và đang rất phát triển, giáo án được thiết kế và giảng dạy trên máy tính trở nên sinh động, lôi cuốn hơn, thời gian được tiết kiệm nhiều hơn so với cách dạy theo phương pháp truyền thống. Các hình ảnh, thí nghiệm ảo, mô phỏng cùng với âm thanh sống động thu hút được sự chú ý và tạo hứng thú nơi HS. Thông qua sự hỗ trợ của các phương tiện dạy học, GV có điều kiện làm cho HS hoạt động nhiều hơn trong giờ học. Những khả năng mới mẻ và ưu việt này của CNTT đã nhanh chóng làm thay đổi cách làm việc, tư duy trong dạy và học của đội ngũ GV và HS.
Tuy nhiên, phần lớn còn mang tính tự phát và chủ yếu được thực hiện trong các giờ thao giảng, dự giờ, thi GV giỏi do các trường phổ thông chưa được trang bị đầy đủ các thiết bị phần cứng như máy tính, máy chiếu đa năng. Bên cạnh đó GV gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm, xây dựng, lựa chọn các phần mềm, tư liệu hỗ trợ dạy học cũng như phương pháp khai thác, sử dụng các nguồn tư liệu đó như thế nào để đạt hiệu quả. Mặt khác, kiến thức cơ bản về CNTT ở một số GV vẫn còn hạn chế, chưa đủ vượt ngưỡng để có thể đam mê và sáng tạo, thậm chí còn né tránh. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng đội ngũ GV chỉ mới dừng lại ở việc xoá mù tin học nên GV chưa đủ kiến thức, mất nhiều thời gian và công sức để sử dụng CNTT trong lớp học một cách có hiệu quả.