Nhóm biện pháp đối với HS

Một phần của tài liệu Xây dựng website nhằm tăng cường năng lực tự học cho học sinh giỏi hóa học lớp 11 Trung học phổ thông (Trang 40 - 44)

- Nghe giảng, ghi chép, tích cực tham gia xây dựng bài Nghe giảng, ghi chép, không tham gia xây dựng bài.

b) Nhóm biện pháp đối với HS

Biện pháp 5: Xác định rõ mục đích học tập, động cơ hứng thú học tập.

HS thường không dám tự mình đưa ra những ý kiến, thái độ về vấn đề mình đang học- thiếu tự tin trong học tập và công việc – Vì cho rằng mình không có khả năng tự học (không thông minh), phải nhờ thầy cô chỉ dẫn mới làm được nhưng lúc đó không được hướng dẫn ngay họ chán nản, từ bỏ. Mặt khác, người học lười biếng, ngại học, không thích tư thế nghiêm chỉnh trên bàn học, không muốn hỏi bạn bè, thầy cô sợ mất mặt,…Vì thế đã cản trở hoạt động tự học của HS. HS khi đã xác định đúng mục đích, nhiệm vụ học tập của mình : Cần nắm nội dung gì? Học để làm gì? Thì

hoạt động tự học sẽ khởi phát. Để tạo sự hứng thú trong tự học cần phải có các yếu tố tích cực sau:

− Năng lực chuyên môn nghiệp vụ của GV bộ môn (tạo niềm tin cho các em)

− Môi trường thân thiện (tự nhiên, cởi mở cho HS).

−Năng khiếu, sở trường, ý chí của HS.

Trong đó năng lực tiềm tàng của bản thân HS là nhân tố chính quyết định. Các em không có ý chí nghị lực, thiếu tinh thần độc lập trong suy nghĩ, trong hành động, không có thái độ cầu tiến… thì 2 yếu tố trên sẽ không có ý nghĩa

Biện pháp 6: Lập kế hoạch tự học tập cụ thể.

HS cần xác định nội dung trọng tâm kiến thức cần nghiên cứu, phải biết nội dung nào mang tính tiên quyết, nội dung nào có tính vận dụng thực hành để từ đó xây dựng kế hoạch học tập mang tính khả thi và hiệu quả.

Biện pháp 7: Biết cách thức tiếp nhận thông tin.

HS tiếp thu kiến thức bài học mới thông qua việc lựa chọn tài liệu, tham khảo bài giảng trên trang web hoặc trao đổi kiến thức với các bậc anh chị học trước. hoặc xem các phim thí nghiệm, tham quan. Trong các cách tiếp nhận thông tin, đọc và nghiên cứu tài liệu được xem là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất.

Biện pháp 8: Biết cách xử lý thông tin.

HS biết tiến hành các hoạt động mã hóa kiến thức như:

− Tóm tắt kiến thức cần nắm bằng kĩ năng đọc và ghi chép siêu tốc. Đánh dấu và học những phần quan trọng trước. Nên học bố cục trước khi học chi tiết. Có thể học qua chữ thần, lập dàn bài, phân tích…Thường xuyên so sánh, liên hệ các kiến thức đã học, gắn kết chúng vào một hệ thống để nhớ lâu hơn.

− Xây dựng bảng , sơ đồ grap…

− Phân loại dạng bài học, bài tập..

Song song với hoạt động xử lý thông tin, HS thường xuyên thực hiện việc luyện tập trên lớp để thầy cô kiểm soát, uốn nắn những hiểu biết “lệch lạc” chuyển thành hiểu đúng, từ đó giúp các em dễ dàng tự mình tiếp cận nội dung học tiếp theo.

Biện pháp 9: Rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề.

Với HS phổ thông, khi làm các bài tập vận dụng cần tự trả lời câu hỏi, làm bài tập mà không có sự trợ giúp, sau đó xem hướng dẫn chi tiết, suy ngẫm tại sao bài tập giải theo hướng này. Cũng có thể HS đã tiếp thu được lượng thông tin lớn nhưng vẫn không vận dụng được để giải quyết vấn

đề. Lúc này GV kịp thời chỉ dẫn, gợi ý giúp các em gỡ “bí ” bằng bài giải cụ tthể từ đó tự điều chỉnh mình.

Biện pháp 10: Thúc đẩy khả năng tự kiểm tra, tự điều chỉnh, tự quản lý việc học của mình.

HS có thể tự kiểm tra, đánh giá kết quả tự học của mình thông qua các hoạt động như tự giải các BT TNKQ hoặc tham gia làm bài kiểm tra trên lớp. Các đợt kiểm tra thường xuyên hoặc định kỳ ở trường học là dịp tốt để HS cọ xát với thực tế và tự mình điều chỉnh hoàn thiện kiến thức một cách chắc chắn. Để đúc kết kinh nghiệm trong việc tự học, HS có thể tự đánh giá quá trình học tập đạt được những mục tiêu đã đề ra ban đầu, xem xét phương pháp thực hiện có hiệu quả không. Qua việc chiêm nghiệm đánh giá lại quá trình và sản phẩm tự học của mình, HS sẽ rút ra được những bài học kinh nghiệm cần, không cần, nên và không nên làm gì để đạt được tốt hơn mục tiêu học tập mình đặt ra.

Biện pháp 11: Tạo sự khao khát thành công và khẳng định mình trong cuộc sống.

Con người phải có ước mơ, khát vọng lớn lao thì mới thôi thúc họ tự học, tự tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh, chiếm lĩnh tri thức nhân loại. Từ đó sáng tạo ra cái mới, cái hay phục vụ cho đời, để biến ước mơ thành hiện thực, để phát triển tài năng trí tuệ của mình trong cuộc sống. Nói như nhà văn, nhà triết học Pháp (Denis Diderot) “ Không có mục đích anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm được điều gì vĩ đại nếu như mục đích tầm thường”.

Biện pháp 12: Hình thành thói quen tự học, tự điều chỉnh.

Tự học và tự điều chỉnh được xem là một biện pháp tốt nhằm phát huy năng lực độc lập học tập của người học. Vậy làm thế nào để hình thành cho các em thói quen tự học?

Năng lực tự học của HS cần được chú ý đào tạo ngay từ THCS. Ở lớp 6, 7 người thầy thường xuyên giao việc cho các em từ cái đơn giản để làm quen, có nhận xét đánh giá khen, chê cụ thể để HS ham thích môn học và dần dần đến lớp 8,9 nâng mức độ công việc nhiều hơn, yêu cầu cao hơn để khuyến khích sự tìm tòi, suy nghĩ, phát hiện điều mới của các em. Đến THPT các em không còn xa lạ với cách tự học này. Bởi yêu cầu kiến thức phổ thông nhiều hơn. Hơn thế nữa các em chuẩn bị bước vào đời, nhu cầu giao tiếp với xã hội càng cao, các em cần phải thích nghi, hiểu biết rộng mới tồn tại được.

Vì vậy, người thầy phải làm cho các em ý thức rằng: Tự học là con đường sớm dẫn đến thành công.

2.2. Tổng quan về chương trình Hóa học lớp 11 nâng cao

2.2.1. Nội dung kiến thức và cấu trúc chương trình hóa học hữu cơ lớp 11 nâng cao

 Trước khi đi vào nội dung từng chương đều có 1 trang tranh ảnh mô tả cấu tạo, tính chất, ứng dụng hoặc nơi điều chế của 1 chất. Trên nền của bức tranh có ghi tóm tắt nội dung từng bài trong 1 chương. Tất cả các bài học của từng chương đều mở đầu là trọng tâm của bài cần dạy, có hình ảnh minh hoạ.

 Cấu trúc chương trình hóa học hữu cơ lớp 11 nâng cao gồm 6 chương + Chương 4: Đại cương về Hoá học hữu cơ.

+ Chương 5: Hidrocacbon no.

+ Chương 6: Hidrocacbon không no.

+ Chương 7: Hidrocacbon thơm – Nguồn hidrocacbon thiên nhiên. + Chương 8: Dẫn xuất halogen. Ancol – Phenol.

+ Chương 9: Andehit – Xeton – Axit cacboxylic.

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi chỉ nghiên cứu nội dung của 2 chương đó là chương 8 và chương 9 hóa học 11 nâng cao

2.2.2. Nội dung kiến thức và cấu trúc chương 8 và chương 9 hóa học lớp 11 nâng cao

 Các bài học ở chương 8 và chương 9 đều là dạng bài dạy về các chất tiêu biểu cho từng dãy đồng đẳng, nên nội dung kiến thức chú trọng nhiều về tính khoa học, tính hiện đại, hệ thống, toàn diện và thực tiễn, thể hiện được sự phát triển mạnh mẽ của HHHC giúp HS hiểu được vai trò to lớn của HHHC trong việc giải quyết các vấn đề cơ bản là tạo ra cơ sở vật chất phục vụ đời sống, kinh tế, xã hội trong nước và trên thế giới. Khi nghiên cứu các loại hợp chất luôn chú trọng đến các mối liên hệ giữa các loại hidroccacbon, giữa các dẫn xuất có oxi, giữa hidrocacbon với các dẫn xuất của hidrocacbon, các mối liên hệ này là cơ sở cho HS thiết lập sơ đồ tổng hợp các chất hữu cơ và cũng là cơ sở để ôn tập, hệ thống hóa các kiến thức cơ bản nhất của chương trình. Sự sắp xếp này làm cho mức độ khó khăn, phức tạp của nội dung kiến thức được tăng lên dần dần, tạo điều kiên cho GV tổ chức các hoạt động học tập trong học tập và phát triển tư duy, năng lực nhận thức cho HS.

 Cấu trúc chương 8 : Dẫn xuất halogen – ancol – phenol.

• Bài 51: Dẫn xuất halogen của hidrocacbon.

• Bài 52: Luyện tập.

• Bài 53: Ancol: Cấu tạo, danh pháp, tính chất vật lý.

• Bài 55: Phenol.

• Bài 56: Luyện tập Ancol, phenol.

• Bài 57: Thực hành.

 Cấu trúc chương 9 : Anđehit – Xeton – Axit cacboxylic.

• Bài 58: Andehit và xeton.

• Bài 59: Luyện tập Andehit và xeton.

• Bài 60: Axit cacboxylic: Cấu trúc, danh pháp và tính chất vật lý.

• Bài 61:Axit cacboxylic: T1inh chất hoá học, điều chế và ứng dụng.

• Bài 62: Luyện tập Axit cacboxylic.

• Bài : Thực hành.

2.2.3. Nguyên tắc, phương pháp dạy học

Chương 8 –“ Dẫn xuất halogen – ancol – phenol” và chương 9-“ Anđehit – Xeton – Axit cacboxylic” tập hợp các bài giảng về chất cụ thể nên cần bảo đảm các nguyên tắc sư phạm cơ bản [27] sau:

Một phần của tài liệu Xây dựng website nhằm tăng cường năng lực tự học cho học sinh giỏi hóa học lớp 11 Trung học phổ thông (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)