- Nghe giảng, ghi chép, tích cực tham gia xây dựng bài Nghe giảng, ghi chép, không tham gia xây dựng bài.
1. Những kết quả thu được từ đề tài nghiên cứu
Trong quá trình thiết kế và thực nghiệm website, chúng tôi gặp khá nhiều khó khăn do hạn chế về kỹ thuật tin học. Mặt khác, nội dung bài học lại ở cuối chương trình Hóa học lớp 11, đây là thời điểm có trường chỉ dạy để hoàn thành chương trình (do không là nội dung ôn thi học kỳ II). Tuy nhiên, đối chiếu với mục đích và nhiệm vụ đặt ra, đề tài cũng đã đạt được một số kết quả sau:
1.1.Nghiên cứu một số tài liệu làm cơ sở lí luận của đề tài
− Tìm hiểu, nghiên cứu những khóa luận, luận văn về thiết kế website Hóa học đã thực hiện ở các năm trước.
− Tìm hiểu các định hướng đổi mới phương pháp dạy học.
− Nghiên cứu về 3Tphần mềm mã nguồn mở 3TUMoodleUthiết kế website.
−Nghiên cứu lí luận và thực tiễn về hoạt động tự học.
− Chúng tôi đặc biệt lưu ý đến năng lực tự học, các yêu cầu của năng lực tự học: xác định rõ nhu cầu, động cơ để kích thích hứng thú học tập; xác định mục đích và nhiệm vụ tự học; xây dựng kế hoạch tự học; lập thời gian biểu cho tự học.
− Tìm hiểu thực trạng tự học của các em HSG ở các trường THPT hiện nay cũng như thực
trạng ứng dụng CNTT trong việc sử dụng tư liệu dạy học điện tử trong dạy học hóa học ở trường
THPT. Xem xét vấn đề tự học qua mạng Internet của HSG và việc xây dựng website hỗ trợ tự học ở
các trường THPT.
1.2. Chúng tôi đã đề xuất 2 nhóm biện pháp tăng cường năng lực tự học đó là:
+ Nhóm biện pháp đối với GV (gồm 4 biện pháp): Người GV phải thể hiện vai trò người thầy, người nghệ sĩ, người đạo diễn và là người quản lý.
+ Nhóm biện pháp đối với HS (gồm 8 biện pháp): Xác định mục đích học tập, kích thích hứng thú học tập; Lập kế hoạch tự học tập cụ thể; Biết cách thức tiếp nhận thông tin liên quan đến kiến thức; Biết cách xử lý thông tin; Rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề; Thúc đẩy khả năng tự kiểm tra, tự điều chỉnh, tự quản lý việc học của mình; Tạo sự khao khát thành công và khẳng định mình trong cuộc sống; Hình thành thói quen tự học, tự điều chỉnh.
1.3. Chúng tôi đã xây dựng các nguyên tắc thiết kế website gồm: 4TCấu trúc website đảm bảo 4Ttính sư phạm, tính khoa học ; 4TTừ ngữ nhất quán, dễ hiểu; Dễ dàng di chuyển giữa các trang thông qua các phạm, tính khoa học ; 4TTừ ngữ nhất quán, dễ hiểu; Dễ dàng di chuyển giữa các trang thông qua các link liên kết; Dễ dàng sử dụng ở các máy tính thông thường; Bám sát SGK và SBT; 4TKhông biến
website thành bảng tóm tắt của SGK;4TKiểm tra kỹ các nội dung trước khi đưa lên mạng. 4TChúng tôi cũng đã xây dựng 4Tquy trình thiết kế website gồm có 7 bước.
1.4. Từ các nguyên tắc và 4Tquy trình 4Tthiết kế website, chúng tôi sử dụng phần mềm mã nguồn mở
U
MoodleU để thiết kế website gồm các nội dung sau:
• Lý thuyết: toàn bộ kiến thức trong chương được tóm tắt thành 7 bài học cô đọng, dễ nhớ.
Hệ thống lý thuyết cung cấp những kiến thức khái quát về các chất trong chương, giúp HS hiểu được tính chất của các chất hữu cơ, mối quan hệ qua lại giữa các chất.
• Hướng dẫn tự học: Theo sau mỗi bài học là một hệ thống các câu hỏi luyện tập. Có tất cả 175 câu hỏi được biên soạn theo 5 dạng, giúp HS ghi nhớ kiến thức khá nhẹ nhàng. Có hệ thống bài tập tự kiểm tra và đánh giá.
•Bài tập tự luận: căn cứ vào sách giáo khoa, sách bài tập và tài liệu chuẩn kiến thức, toàn bộ bài tập trong một bài học về chất được chia thành 7 đến 10 chủ đề: Viết đồng phân-cấu tạo- gọi tên. Sơ đồ phản ứng biến hóa. Định CTCT từ CTPT. Định CTPT của một chất dựa vào các phương trình phản ứng. Định CTCT của 2 chất kế cận trong cùng dãy đồng đẳng. Bài toán định CTPT của hỗn hợp nhiều chất. Bài toán hỗn hợp.
Có tất cả 75 bài tập tự luận kèm theo phương pháp giải và bài giải chi tiết, một số bài đòi hỏi suy luận nhiều thì có phần hướng dẫn trước, bài giải sau.
• Bài tập trắc nghiệm: là loạt bài tập giúp HS tiếp cận với đề thi Tuyển sinh đại học và cao đẳng. Có tất cả 90 câu được biên soạn cẩn thận, kèm theo hướng dẫn cần thiết và bài giải.
• Thư giãn: gồm các bài viết về chìa khóa vàng hóa học; Tiểu sử các nhà hóa học; Học mà
vui, vui để học.
•Phim tư liệu: gồm 4 video clips thí nghiệm minh họa tính chất của các chất trong chương.
1.5. Thực nghiệm sư phạm
•Thực nghiệm việc sử dụng website và đánh giá kết quả học tập của HS khi học Chương 8-“ Dẫn xuất Halogen – Ancol – Pheno l” và Chương 9-“ Andehit – Xeton – Axitcacboxylic “ được tiến hành tại 8 lớp của 02 trường phổ thông gồm 04 lớp thực nghiệm và 04 lớp đối chứng, với tổng số 364 HS.
Kết quả thực nghiệm sư phạm cho thấy nhóm các HS sử dụng website để học tập chương 8-“ Dẫn xuất Halogen – Ancol – Pheno l” và chương 9-“ Andehit – Xeton – Axitcacboxylic “ đã đạt được kết quả cao hơn nhóm các HS không sử dụng website.
•Tham khảo ý kiến của 40 GV và 164 HS qua các phiếu nhận xét, kết quả cho thấy website đã đạt được các yêu cầu nội dung, hình thức, có tính khả thi và hiệu quả cao.