Nhóm biện pháp đối với G

Một phần của tài liệu Xây dựng website nhằm tăng cường năng lực tự học cho học sinh giỏi hóa học lớp 11 Trung học phổ thông (Trang 39 - 40)

- Nghe giảng, ghi chép, tích cực tham gia xây dựng bài Nghe giảng, ghi chép, không tham gia xây dựng bài.

a) Nhóm biện pháp đối với G

Biện pháp 1 :Người GV phải thể hiện vai trò người thầy.

Phải đầu tư, suy nghĩ, tìm tòi, tổng hợp, chọn lọc, xây dựng kế hoạch chương trình, nội dung dạy cốt lõi, hay, chi tiết và nhất là cần phải có năng lực truyền đạt tốt.

Biện pháp 2:Người GV phải thể hiện vai trò người đạo diễn.

− GV phải biết tổ chức, sắp xếp một cách nghệ thuật các kiến thức đã chọn sao cho hợp lý, làm bật trọng tâm qua hệ thống câu hỏi và BT hay.

−Nghệ thuật của người GV thể hiện qua hệ thống câu hỏi và BT, một hệ thống câu hỏi và BT tốt phải được xây dựng dựa vào các yêu cầu:

+ Phạm vi cho phép, phù hợp với mục tiêu, ND bài học, vị trí bài học trong chương và thời

điểm học trong năm.

+ Phân cấp độ khó, dể khác nhauphù hợp đối tượng HSG (tức là bảo đảm tính vừa sức và xu

hướng cá thể hóa việc học).

+ Vấn đề cốt lõi chọn những vấn đề có thể giải quyết được mâu thuẫn cơ bản nhất mà HS sẽ

gặp phải. Dự kiến những chỗ “bí” của HS để sau đó chỉ dẫn giải quyết rõ vấn đề.

−Thiết kế các hoạt động học tập tạo điều kiện, môi trường cho người học cạnh tranh nhau và cùng giải quyết vấn đề đã đặt ra hay thể hiện những hiểu biết và sáng tạo của mình sau khi học. Đừng quên giới thiệu tài liệu tham khảo, địa điểm ,… để HS tìm kiếm, khám phá, lĩnh hội nhiều kiến thức mới.

−Muốn HS tập trung vào hệ thống câu hỏi, BT mà thầy đã thiết kế, người GV phải biết khơi dậy ở các em lòng yêu thích bộ môn, sự đam mê, hứng thú tìm tòi, khám phá sáng tạo trong học tập bằng cách:

+ Gợi mở vấn đề ra nhiều hướng, có liên quan đến nội dung bài cho nhiều đối tượng, yêu cầu HS (nhóm HS) trình bày chính kiến . Vấn đề nào đúng (sai) tại sao? Những vấn đề khác có ý nghĩa gì? Góp phần vào việc hiểu biết, nâng cao kiến thức nào? Vấn đề nào không cần thiết.

+ Tính hấp dẫn, lôi cuốn HS bằng bộ câu hỏi phân cấp, bài tập hay, các bài tập tiếp cận thi ĐH.

Những yêu cầu này giống việc thiết kế ma trận đề.

− Giới thiệu, kể những mẫu chuyện, những tấm gương tự học, tự sáng tạo và thành công trong cuộc sống, từ đó hình thành cho các em thái độ trân trọng, ngưỡng mộ nhân tài và khát khao trở thành nhân tài.

Biện pháp 4:Người GV phải thể hiện vai trò người quản lý.

Phải biết nhìn người giao việc – từ đơn giản đến phức tạp, từ nhỏ đến lớn sao cho phù hợp năng lực HS, phù hợp từng cấp học. Sau khi giao việc mà không kiểm tra đánh giá, khen chê kịp thời thì khó khích lệ, động viên tinh thần học hỏi của HS. Khâu này khá quan trọng, người thầy không nên bỏ qua. Tuy nhiên để thuyết phục HS và tăng cường năng lực tự học ở các em, người GV không thể nhận xét, đánh giá chung chung qua loa mà phải có những bài giải cụ thể để HS có cơ hội so sánh, rút kinh nghiệm. Từ đó, HS tự điều chỉnh sự phán đoán của mình, học được nhiều cách giải hay , đầu óc nhạy bén, linh hoạt hơn và hơn thế HS cảm thấy có bước tiến dài trong học tập.

Những việc làm nói trên tưởng chừng dễ, nhưng thiếu chữ tâm thì khó thành.

Bên cạnh vai trò người thầy, thì người học cũng không kém phần quan trọng. Bởi lẽ, thầy có bày vẽ cho lắm mà trò không có ý thức vận động để chủ động tiếp nhận kiến thức thì quá trình dạy và học không đạt kết quả cao.

Một phần của tài liệu Xây dựng website nhằm tăng cường năng lực tự học cho học sinh giỏi hóa học lớp 11 Trung học phổ thông (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)